Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 về tăng cường chỉ đạo, quản lý, phối hợp và hỗ trợ việc triển khai thực hiện chế định thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 15/CT-UBND
Ngày ban hành 31/07/2014
Ngày có hiệu lực 31/07/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Ngô Đông Hải
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Bình Định, ngày 31 tháng 07 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ, PHỐI HỢP VÀ HỖ TRỢ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thí điểm chế định Thừa phát lại là một giải pháp về cải cách tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và thể chế hóa trong Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội; Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Để tăng cường hiệu quả quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác tổ chức và thực hiện chế định Thừa phát lại, đảm bảo tổ chức thực hiện chế định Thừa phát lại đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự, góp phần sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau đây:

1. Sở Tư pháp

- Chủ động tham mưu, giúp UBND tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại; đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về chế định Thừa phát lại, chức năng, nhiệm vụ và công việc của Thừa phát lại trong suốt thời gian thực hiện Đề án để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, sự cần thiết của tổ chức này trong thực tiễn đời sống pháp lý hiện nay.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về Thừa phát lại theo quy định; tổ chức, thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án thí điểm Thừa phát lại; tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm trên địa bàn tỉnh.

- Giải quyết các trường hợp đăng ký vi bằng theo quy định tại Khoản 8, Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của Thừa phát lại.

2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh

- Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự.

- Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp thống nhất địa hạt các Văn phòng Thừa phát lại ký kết hợp đồng dịch vụ với các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC -VKSNDTC-BTC.

- Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính thỏa thuận với các Văn phòng Thừa phát lại thống nhất, quyết định cụ thể mức chi phí tống đạt áp dụng đối với các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC -VKSNDTC-BTC.

- Xem xét, phê duyệt kế hoạch cưỡng chế và ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh theo quy định tại Điểm 2, Khoản 14, Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.

- Chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chuyển giao nhiệm vụ tống đạt văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại thực hiện; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thừa phát lại trong việc tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định pháp luật, cung cấp thông tin, thông báo, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án và thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Khoản 13, Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.

- Thông tin cho Sở Tư pháp việc thực hiện các công việc về thi hành án dân sự của Thừa phát lại.

3. Công an tỉnh

- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong lực lượng Công an.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký xe phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Văn phòng Thừa phát lại và phối hợp, hỗ trợ cho Văn phòng Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

- Chỉ đạo Công an xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Văn phòng Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án theo quy định pháp luật về tố tụng, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.

- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố và Công an xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Văn phòng Thừa phát lại tổ chức bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ theo quy định tại Khoản 14, Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.

- Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam phối hợp, hỗ trợ cho Văn phòng Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 180 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.

4. Các sở, ngành có liên quan

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc tuyên truyền chế định Thừa phát lại trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và các Chi nhánh cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Văn phòng Thừa phát lại và phối hợp, hỗ trợ cho Văn phòng Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký kinh doanh, đầu tư phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.

- Sở Giao thông Vận tải cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký phương tiện thủy nội địa, các loại xe tham gia giao thông đường bộ phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại và phối hợp, hỗ trợ cho Văn phòng Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và các cơ quan thông tin, báo chí khác phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Thừa phát lại, theo dõi và đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để nhân dân và các tổ chức nắm bắt, sử dụng có hiệu quả công cụ mới trong thi hành án dân sự.

[...]