Chỉ thị 149-TTg năm 1961 bổ sung Chỉ thị 440-TTg về việc lập kế hoạch đào tạo công nhân và tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 149-TTg |
Ngày ban hành | 17/04/1961 |
Ngày có hiệu lực | 02/05/1961 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Lê Thanh Nghị |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 149-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 1961 |
BỔ SUNG CHỈ THỊ SỐ 440-TTG NGÀY 09-01-1959 VỀ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH BỔ SUNG NHÂN CÔNG
Ngày 09-01-1959 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 440-TTg về việc chỉnh đốn chế độ tổng hợp và quản lý kế hoạch lao động tiền lương và quản lý quỹ lương có quy định: "... Việc lập kế hoạch đào tạo công nhân lành nghề và tổng hợp kế hoạch nhân công trong kế hoạch lao động tiền lương sẽ do ngành lao động các cấp và ở huyện là cán bộ phụ trách nhân lực Ủy ban hành chính huyện phụ trách, ở cấp trung ương sẽ do Bộ Lao động tổng hợp gửi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ở cấp tỉnh sẽ do Ty, Phòng Lao động cấp tỉnh tổng hợp cho cả cấp huyện gửi cho Ủy ban Kế hoạch tỉnh".
Sau khi ban hành chỉ thị này, Bộ Lao động đã họp với các Bộ, các ngành và Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố để phổ biến chỉ thị và các biểu mẫu kế hoạch bổ sung nhân công. Đến nay, nói chung các Bộ, các ngành, các địa phương chưa chú ý đầy đủ việc lập các kế hoạch này; nhiều ngành, nhiều địa phương không lập được kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân để gửi cơ quan lao động hoặc có gửi nhưng lại rất chậm và thường không cân đối với kế hoạch sản lượng hoặc kế hoạch xây lắp; kế hoạch bổ sung nhân công không ăn khớp với chỉ tiêu lao động, lập kế hoạch không theo mẫu và thời gian quy định nên cơ quan lao động rất khó tổng hợp kế hoạch của các ngành.
Vì vậy có tình trạng cần nhân công đến đâu tuyển đến đấy, không có kế hoạch, gây ra nhiều lãng phí và làm cho Ủy ban hành chính các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc điều phối và quản lý nhân công.
Để bổ khuyết tình hình nói trên, Thủ tướng Chính phủ nhắc các ngành, các địa phương khi lập kế hoạch của ngành mình đồng thời phải lập kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân gửi đến cơ quan lao động tổng hợp theo quy định của Chỉ thị 440-TTg, và bổ sung thêm một số điểm sau đây:
Việc lập kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân tiến hành như sau:
Những kế hoạch này tuy chưa được Chính phủ phê chuẩn nhưng rất cần thiết cho việc nghiên cứu và chuẩn bị tổng hợp của Bộ Lao động. Vì vậy, sau khi làm xong, chậm nhất là cuối tháng 11 của năm báo cáo các Bộ, các ngành, các địa phương cần gửi cho Bộ Lao động một bản. Đối với các xí nghiệp thuộc trung ương quản lý nằm ở các khu, tỉnh, thành, khi gửi cho Bộ chủ quản thì đồng gửi cho cơ quan lao động địa phương một bản.
2. Sau khi kế hoạch đã được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn, các Bộ, các ngành, các địa phương phải gửi kế hoạch chính thức về nhu cầu nhân công, kế hoạch đào tạo và bổ sung công nhân cho Bộ Lao động và cơ quan lao động các địa phương (thời gian chậm nhất là một tháng kể từ ngày kế hoạch được Chính phủ phê chuẩn).
Trong quá trình thực hiện, nếu kế hoạch bổ sung nhân công có sự thay đổi, các Bộ các ngành cần kịp thời báo cho Bộ Lao động và cơ quan lao động các địa phương để điều chỉnh lại kế hoạch cho sát với thực tế.
3. Bộ Lao động có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bổ sung nhân công, kế hoạch đào tạo công nhân của các Bộ, các ngành và các địa phương. Ủy ban hành chính và cơ quan lao động các khu, tỉnh, thành có nhiệm vụ đôn đốc, giúp đỡ các xí nghiệp, công trường ở địa phương (kể cả những đơn vị thuộc trung ương quản lý) thực hiện tốt kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch đào tạo công nhân. Ở các huyện, do cán bộ chuyên trách công tác nhân lực của huyện (châu hoặc quận) chịu trách nhiệm lập kế hoạch bổ sung nhân công và theo dõi đôn đốc việc thực hiện dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính huyện, đảm bảo cung cấp nhân công theo kế hoạch đã phân phối cho huyện.
|
K.T. THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ |