Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 25/08/2022
Ngày có hiệu lực 25/08/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Sỹ Thanh
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2022

 

CHỈ THỊ

V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO KHẮC PHỤC TỒN TẠI, XỬ LÝ VI PHẠM CÁC CÔNG TRÌNH CHƯA ĐƯỢC NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐÃ ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÔNG PHÉP, TRÁI PHÉP (ĐẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU, LƯỚI ĐIỆN, HÀNH LANG BẢO VỆ RỪNG, SAI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trong thời gian qua, số lượng các vụ cháy, ntrên địa bàn thành phố Hà Nội không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và trật tự an toàn xã hội.

Đối với các công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đã có văn bản số 1902/UBND-ND ngày 17/6/2021 về việc đxuất phương hướng, giải pháp khắc phục các vi phạm quy định về PCCC đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động gửi Bộ Công an và Bộ Xây dựng, ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 18/6/2021 về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, hiện nay qua công tác thống kê, báo cáo của Công an Thành phố, việc triển khai thực hiện của các đơn vị và đặc biệt là các chủ đầu tư công trình vi phạm còn chậm trễ, chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Nguyên nhân do ý thức chấp hành quy định pháp luật về PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa cao; công tác quản lý nhà nước về PCCC còn những hạn chế nhất định; vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự đô thị chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu “buông lỏng” trong quản lý; cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC và CNCH.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và hậu quả do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:

1. Công an Thành phố

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của HĐND Thành phố quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (thay thế Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố).

b) Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm đang tồn tại chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; kịp thời nắm bắt và tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công đối với các công trình xây dựng mới theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; kiến nghị, yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình.

c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC của UBND cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

2. Sở Xây dựng

a) Thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi có văn bản góp ý về giải pháp, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; chỉ nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của Cơ quan Cảnh sát PCCC.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã trong việc xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.

c) Tham mưu, báo cáo đề xuất UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý các công trình vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền (đặc biệt là các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động).

d) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã tổng hợp danh sách các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.

3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

a) Chủ trì phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tổng hợp, rà soát các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động có sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý đối với từng công trình cụ thể.

b) Phối hợp các sở, ngành có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,... phải đảm bảo việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ về giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc,.... đáp ứng yêu cầu về an toàn PCCC.

4. Sở Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đề xuất biện pháp quản lý an toàn điện (sau công tơ điện) tại các cơ sở sản xuất, nhà kho, nhà xưởng, nhà ở gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh.

b) Phối hợp với Công an Thành phố tổ chức kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp (đặc biệt là các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động).

c) Rà soát quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh như: Chợ, gas, xăng dầu, hóa chất,... theo lĩnh vực đơn vị quản lý, theo dõi.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì phối hợp UBND quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê danh sách các trường hợp người sử dụng đất đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất so với hồ sơ địa chính mà chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề xuất UBND Thành phố các giải pháp, biện pháp khắc phục.

b) Tham mưu, báo cáo đề xuất UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý dứt điểm các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất).

6. Sở Văn hóa và Thể thao

a) Rà soát công tác cấp phép hoạt động vũ trường; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã rà soát công tác cấp phép hoạt động karaoke trên địa bàn Thành phố; tuyệt đối không cho phép hoạt động đối với cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.

[...]