Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu | 14/CT-UBND |
Ngày ban hành | 07/11/2022 |
Ngày có hiệu lực | 07/11/2022 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký | Phạm Văn Trọng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND |
Tiền Giang, ngày 07 tháng 11 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN VÀ CHÁY RỪNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô năm 2022 - 2023 từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn từ 5 - 10% so với trung bình nhiều năm (TBNN); mùa mưa năm 2022 được dự báo kết thúc muộn, lượng mưa trong các tháng đầu mùa khô tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cao hơn TBNN, có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa trong mùa khô nên tình hình hạn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long khả năng ở mức tương đương mùa khô năm 2021 - 2022. Dự báo tháng 12/2022, ranh mặn 4,0 g/lít có khả năng xâm nhập ở mức 10 - 20km; tháng 01, 02/2023, ranh mặn 4,0 g/lít có khả năng xâm nhập ở mức 25 - 35km. Theo nhận định trên, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022 - 2023 khả năng ở mức xấp xỉ mùa khô năm 2021 - 2022.
Để chủ động phòng chống hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh và chủ động phòng chống cháy rừng trong mùa khô năm 2023 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh:
a) Chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân về diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết để chủ động ứng phó với tinh thần tích cực, khẩn trương, cảnh giác cao, nhất là diễn biến của tình hình hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2023. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày 11/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2026; Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 20/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 26/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
b) Tăng cường kiểm tra và lập kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt, để chủ động đáp ứng kịp thời công tác ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt, chủ động đáp ứng kịp thời công tác phòng chống hạn và xâm nhập mặn; đặc biệt, các địa phương phía Đông phải chủ động lập kế hoạch, phương án phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn, cháy rừng vào mùa khô 2022 - 2023 chi tiết, cụ thể cho từng vùng, từng khu vực dự án, từng địa phương, đơn vị để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xấu xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.
a) Tổ chức kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, lập kế hoạch duy tư sửa chữa nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ ngọt; bảo trì, bảo dưỡng các giếng khoan dự phòng phục vụ sản xuất đã được tỉnh đầu tư trong các năm qua để đưa vào vận hành kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra; rà soát những khu vực có khả năng thiếu nước, hạn hán, mặn xâm nhập trên địa bàn để chủ động xây dựng Kế hoạch, Phương án phòng chống hạn, mặn xâm nhập bảo vệ sản xuất vụ Đông xuân năm 2022 - 2023 và vụ Xuân hè năm 2023, đặc biệt phải có biện pháp gieo trồng hợp lý, quan tâm giải pháp cấp nước, trữ nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt.
b) Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tổ chức phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo sử dụng nước hiệu quả. Trên cơ sở khả năng cân đối nguồn nước, có biện pháp hướng dẫn nhân dân gieo trồng và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Đối với những vùng không đảm bảo nguồn nước tưới cho suốt vụ phải khuyến cáo nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng lựa chọn những loại cây phù hợp với điều kiện của địa phương.
c) Thường xuyên thông báo cho nhân dân biết tình hình hạn, xâm nhập mặn để người dân chủ động chuẩn bị các phương tiện bơm và tổ chức tốt việc bơm tưới phục vụ sản xuất trong mùa khô. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.
d) Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Phương án của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý, duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng nguồn nước, không để tái diễn tình trạng lục bình bùng phát trở lại trôn các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của lục bình; ý thức tự giác, giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác, các vật dụng bị hư, xác động vật chết xuống lòng sông, kênh, rạch...chất chà hay một số dụng cụ bắt cá gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý, duy trì vớt lục bình đảm bảo thông thoáng lòng sông, kênh, rạch.
đ) Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước, bơm chuyền cứu lúa. Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ công tác phòng chống hạn, mặn đảm bảo sản xuất không để tình trạng kênh, mương bồi lắng gây thiếu nước tưới. Đối với những khu vực có cao trình mặt ruộng thấp (từ +0,3 đến +0,5m) phải tổ chức tôn cao bờ bao, bờ thửa để bảo vệ những vùng trũng khi hệ thống kênh làm nhiệm vụ tích trữ nước. Biểu dương, khuyến khích những địa phương, tổ chức, cá nhân có những đề xuất, sáng kiến về phòng chống, ứng phó với hạn, mặn hiệu quả.
a) Tổ chức tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2023. Xây dựng phương án chữa cháy và tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng, có biện pháp xử lý những nơi không đảm bảo an toàn trong phòng cháy chữa cháy rừng.
b) Tổ chức kiểm tra vật tư, phương tiện, các trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng và xây dựng kế hoạch trang bị bổ sung khi cần thiết. Chuẩn bị điều kiện vật chất và lực lượng tại chỗ để cứu chữa kịp thời khi xảy ra cháy rừng; đồng thời, thông tin nhanh đến lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của tỉnh và các địa phương lân cận đến ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng vượt ngoài khả năng chữa cháy của lực lượng tại chỗ. Bố trí lực lượng tuần tra 24/24 giờ trong ngày ở các tháng mùa khô đối với những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao.
c) Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho nhân dân trên địa bàn biết để chủ động phòng tránh; kiểm tra hướng dẫn thực hiện chặt chẽ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; củng cố, kiện toàn nâng chất hoạt động của lực lượng dân phòng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho đội dân phòng, đội xung kích phòng cháy và chữa cháy rừng; đảm bảo ứng trực, xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ cháy xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.
a) Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn Tiền Giang, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang thường xuyên theo dõi diễn biến hạn, mặn đặc biệt theo dõi chặt chẽ hướng xâm nhập mặn từ phía sông Vàm Cỏ và sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre); thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước và vận hành công trình trong ngày trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để nhân dân biết chủ động sản xuất. Đánh giá tình hình nguồn nước trên sông, kênh, rạch và nguồn nước trữ nội đồng để thông báo kịp thời cho các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị có liên quan và nhân dân biết để có biện pháp chỉ đạo, đối phó.
Xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống công trình thủy lợi phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô đảm bảo tiết kiệm chi phí thấp nhất. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên cấp nước Tiền Giang, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô, đặc biệt là các xã ven biển thuộc huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã chỉ đạo thực hiện lịch thời vụ theo hướng né rầy, né mặn; hướng dẫn, tập huấn cho nông dân ở các địa phương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước trong mùa khô. Điều chỉnh, khuyến cáo lịch thời vụ cho từng tiểu vùng, có giải pháp về cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng. Đối với vùng dự án ngọt hóa Gò Công thực hiện lịch thời vụ đảm bảo thu hoạch dứt điểm lúa vụ Đông xuân năm 2022 - 2023 trước ngày 15/02/2023. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025” theo Quyết định số 3280/QĐ-UBND ngày 03/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương có rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt lưu ý những điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao...
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương: nghiên cứu, khuyến cáo nhân dân các vùng nuôi trồng thủy sản thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết (nắng nóng, hạn, xâm nhập mặn,..) và kết quả quan trắc môi trường để chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt cho phù hợp; điều chỉnh khuyến cáo lịch thời vụ, thả nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép; triển khai thực hiện công tác phòng, chống hạn, mặn, cháy rừng mùa khô năm 2023.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương có rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt lưu ý những điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao.
đ) Hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn.
c) Có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo đề xuất của các sở, ban ngành tỉnh và các địa phương; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán kinh phí phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2023, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
g) Định kỳ hàng tuần, tháng hoặc đột xuất tổng hợp tình hình triển khai thực hiện công tác phòng chống hạn, mặn và cháy rừng báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.