Chỉ thị 14/CT-UBND về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022
Số hiệu | 14/CT-UBND |
Ngày ban hành | 29/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 29/10/2021 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký | Lê Trọng Yên |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 14/CT-UBND |
Đắk Nông, ngày 29 tháng 10 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2021 VÀ ĐẦU NĂM 2022
Thực hiện Chỉ thị số 6477/CT-BNN-TY ngày 08/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, đồng thời để chủ động, kịp thời xử lý, ngăn chặn dịch bệnh động vật lây lan ra diện rộng, giảm thiểu tổn thất về kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kép, vừa phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh Covid 19, vừa bảo vệ, phát triển sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo có liên quan, cụ thể như sau:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản cấp tỉnh
Các thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương, lĩnh vực được giao phụ trách chỉ đạo; kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đề xuất biện pháp khắc phục, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thành lập Đoàn công tác để kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch để kịp thời xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022
- Chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc xin không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, tích trữ hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc xin để tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất để cấp phát kịp thời cho UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa triển khai tháng tổng tiêu độc, khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh và các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Cục Quản lý thị trường tỉnh, các Đồn Biên phòng, Trạm kiểm dịch cửa khẩu, Điểm chốt dịch trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh tại Điểm Kiểm dịch động vật cầu 14 xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, Điểm kiểm dịch động vật Cai Chanh xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp và các chốt cửa khẩu (Trạm kiểm dịch động, thực vật Đắk Puer, Bu Prăng) để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến qua hệ thống VAHIS; áp dụng hình thức trực tuyến để hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh động vật, đánh giá các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật,... nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, trong trường hợp cơ quan quản lý chuyên ngành thú y không thể đến cơ sở để tổ chức thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan chủ động cân đối nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thành phố Gia Nghĩa thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác về diễn biến và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
5. Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh
Theo chức năng nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với lực lượng thú y kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định.
6. UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa
- Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung các nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, tiêu hủy, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch dây dưa kéo dài, lây lan và phát sinh các ổ dịch mới.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn tập trung hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng tiêu diệt các tác nhân truyền bệnh (muỗi, ve, mòng) tại khu vực chăn nuôi; bổ sung chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn, hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn trên địa bàn và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện gia súc mắc bệnh tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm và xử lý dứt điểm khi còn ở diện hẹp; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.
- Khẩn trương rà soát, tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm phòng bổ sung bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn đối với vắc xin Viêm da nổi cục, Lở mồm long móng cho đàn vật nuôi nhằm đạt tỷ lệ chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.
- Chấn chỉnh công tác thú y của địa phương; đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định.
- Triển khai tháng tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 3/2021 từ ngày 30/10/2021 đến ngày 30/11/2021 để tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường. Đặc biệt tại khu vực chăn nuôi mật độ cao, các điểm tập kết, chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm; các bến, bãi đỗ xe khách để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
- Phối hợp với Đoàn liên ngành của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình vận chuyển, mua bán động vật không đúng quy định, xử lý nghiêm việc vận chuyển mua, bán động vật không rõ nguồn gốc làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
7. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan; thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa chủ động phối hợp, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nghiêm túc Chỉ thị này. Người đứng đầu địa phương, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh xảy ra và lây lan rộng trên địa bàn do chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch hoặc giấu dịch.