Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 11/05/2020
Ngày có hiệu lực 11/05/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Thương mại,Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Ninh Thuận, ngày 11 tháng 5 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của ngành, địa phương, với những nội dung chủ yếu sau:

A. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện; Nghị quyết HĐND các cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; đồng thời dự báo tình hình kinh tế thế giới, trong nước và trong tỉnh trong giai đoạn tới tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm 2021-2025 phù hợp với mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của cả nước, của vùng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị của UBND tỉnh và phù hợp với các định hướng phát triển của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025, gồm:

I. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020:

1. Những yêu cầu trong đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020

- Việc đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 phải bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết của HĐND các cấp về phát triển kinh tế xã - hội 5 năm 2016-2020; đồng thời phải bám sát các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh về kế hoạch hàng năm; các kế hoạch, các chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ.

- Kết quả đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát, đúng thực tiễn và có sự so sánh với kết quả thực hiện của giai đoạn 2011-2015.

- Huy động, phát huy được sự phối hợp tham gia của bộ máy tổ chức của ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các đoàn thể, các hiệp hội và cộng đồng dân cư để bảo đảm nâng cao chất lượng báo cáo.

2. Nội dung đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020

Trên cơ sở kết quả thực hiện 4 năm 2016-2019, ước thực hiện kế hoạch năm 2020, các Sở ngành và địa phương tập trung đánh giá một cách toàn diện trên các mặt hoạt động của ngành, địa phương mình được phân công phụ trách, quản lý, trong đó phải bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đánh giá đầy đủ, thực chất, chính xác các kết quả đạt được, các khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm và bài học kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục cho giai đoạn tới, trong đó có đánh giá các tác động của tình hình hạn hán, dịch Covid-19. Các nội dung cần tập trung đánh giá bao gồm:

a) Đánh giá kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020.

b) Kết quả triển khai thực hiện các chủ trương, quyết sách lớn của tỉnh, nhất là các khâu đột phá về kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; kết quả thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời đánh giá, phân tích tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực chủ yếu, nhất là nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tái cơ cấu các ngành công nghiệp, dịch vụ; phân tích sâu về chất lượng tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương; khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh; cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; môi trường kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ số; năng lực sản xuất mới tăng thêm trong giai đoạn 2016 - 2020.

c) Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công, nợ chính quyền địa phương....

d) Đánh giá tình hình huy động, khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản; tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội và kết quả thực hiện từng nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư theo từng nguồn vốn và theo từng ngành, lĩnh vực. Trong đầu tư phát triển, cần đánh giá tình hình và tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư trọng điểm trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 đã đề ra. Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nhất là đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các năm qua.

e) Đánh giá kết quả về phát triển lĩnh vực văn hóa-xã hội, trong đó chú trọng đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Chính phủ, kết quả thực hiện các chương trình, đề án lớn của Tỉnh giai đoạn 2016-2020 trên lĩnh vực xã hội về giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục, dạy nghề, khoa học - công nghệ, y tế, thông tin, văn hóa, thể dục thể thao, bảo vệ trẻ em, phát triển thanh niên, bình đẳng giới.

g) Tình hình thực hiện quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai và thực hiện Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh; ngăn ngừa và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

h) Tình hình thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chất lượng đội ngũ cán bộ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương; sắp xếp và tinh gọn bộ máy; công tác phối hợp giữa các ngành các cấp trong triển khai nhiệm vụ được giao; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;...

i) Tình hình thực hiện nhiệm vụ về củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, an toàn không gian mạng quốc gia và trật tự an toàn xã hội; triển khai hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm an ninh trật tự trên các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm.

Ngoài ra, căn cứ đặc điểm, tình hình và lĩnh vực, địa bàn quản lý, các Sở, ngành, địa phương tiến hành đánh giá, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp và đầy đủ với tình hình của đơn vị và địa phương.

II. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025

1. Những yêu cầu trong xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025:

- Phải bám sát các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của cả nước, của vùng.

- Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch và kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của từng ngành, địa phương; đảm bảo sự kế thừa những thành quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

- Các mục tiêu, định hướng và giải pháp phải bảo đảm tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; lựa chọn và sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, kế hoạch phải phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương.

- Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng Kế hoạch.

2. Nội dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ