Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2022 về tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 13/CT-UBND
Ngày ban hành 03/10/2022
Ngày có hiệu lực 03/10/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Hồ Văn Mười
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/CT-UBND

Đắk Nông, ngày 03 tháng 10 năm 2022

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC THI CÔNG VỤ, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chấn chỉnh, đi mới tác phong, lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, phát huy dân chủ, từng bước xây dựng nền hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tnh và củng cố, nâng cao lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu vì Nhân dân phục vụ, việc hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính còn gây phiền hà, nhũng nhiễu, gây ảnh hưởng và làm giảm lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế nêu trên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào sự lãnh đạo của Đảng và bộ máy chính quyền các cấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

2. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan nhà nước các cấp.

3. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấn chỉnh lề lối, tác phong, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

4. Tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, hướng đến xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại và hiệu quả. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số để giải quyết thủ tục hành chính từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện công khai, minh bạch quá trình giải quyết thủ tục hành chính của công chức, cơ quan nhà nước trên internet để người dân giám sát.

5. Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Đảng, Nhà nước, các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, văn hóa ứng xử với người dân, doanh nghiệp, quy định giờ giấc làm việc hành chính và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; xây dựng tác phong lịch sự, thân thiện, gần gũi khi tiếp xúc, làm việc với người dân, doanh nghiệp; xử lý công việc thành thạo, chuyên nghiệp, hướng dẫn tận tình, chu đáo người dân, doanh nghiệp đến thực hiện các thủ tục hành chính. Nghiêm cấm hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp.

6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý, thay thế, điều chuyển công tác những cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực.

7. Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả một số nội dung như sau:

7.1. Vnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, trật tự xây dựng:

- Sở Xây dựng:

+ Rà soát các quy định có liên quan về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, trật tự xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định chi tiết theo thẩm quyền hoặc điều chỉnh, bổ sung các quy định đã ban hành cho phù hợp với các quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy và điều kiện thực tế của địa phương.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật và quy định của tỉnh về công tác quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, trật tự xây dựng đảm bảo theo đúng quy hoạch được duyệt.

+ Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết các thủ tục có liên quan đến công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng và phát triển đô thị.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, trật tự xây dựng; báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật.

- UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa:

+ Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản hướng dẫn có liên quan về quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, trật tự xây dựng.

+ Chủ động rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

7.2. Về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng:

- Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Quán triệt sâu sắc việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 1299/CT-BNN- TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy chữa cháy rừng và các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- UBND các huyện, thành phố tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; gắn trách nhiệm của các chủ rừng và Nhân dân trong công tác bảo vệ rừng với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp theo quy định; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ rừng và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

7.3. Về lĩnh vực quản lý đất đai, khoáng sản:

- Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

[...]