Chỉ thị 13/2015/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 13/2015/CT-UBND
Ngày ban hành 16/09/2015
Ngày có hiệu lực 26/09/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Lê Văn Nghĩa
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2015/CT-UBND

Tiền Giang, ngày 16 tháng 09 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định; nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân về các quy định trong lĩnh vực tài nguyên nước từng bước được nâng lên, góp phần vào sự nghiệp phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh và công tác bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn còn một số tổ chức, cá nhân nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên nước; chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào ngun nước; bộ máy tổ chức, năng lực quản lý tài nguyên nước chưa đáp ứng được yêu cầu, có nơi còn xem nhẹ công tác quản lý tài nguyên nước, nhất là ở cấp cơ sở; cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý còn thiếu, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu, rộng.

Đkhắc phục hạn chế bất cập nêu trên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm phát trin bền vững nguồn tài nguyên nước, phục vụ quá trình phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

a) Đy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước để nhân dân nhận thức, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài; nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân, các tổ chức, đoàn thtrong việc kim tra, giám sát hoạt động thi công các công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh, phi hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước có hiệu quả.

b) Việc cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất cần thực hiện nghiêm túc theo Luật Tài nguyên nước, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước và các văn bản liên quan như: Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 01/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh (viết tắt là UBND tỉnh) phê duyệt “Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả thực hiện Dự án “Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

c) Ưu tiên khai thác nước dưới đất có chất lượng nước tốt để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, chế biến lương thực, thực phẩm. Chỉ xem xét cho khai thác nước dưới đất phục vụ chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phục vụ cho các mục đích khác khi khu vực xin khai thác không thể sử dụng được nguồn nước mặt, không có hệ thống cấp nước tập trung hoặc hệ thống cấp nước tập trung không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hp với các ngành, các cấp:

- Tổ chức điều tra cơ bản tài nguyên nước; triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước theo quy định.

- Tăng cường công tác thanh tra, kim tra các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, đặc biệt phải chú ý kiểm tra việc thực hiện các cam kết của chủ giấy phép và các yêu cầu cần phải thực hiện trong nội dung của giấy phép (lưu ý vn đề tuân thủ các tiêu chun, quy chun kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực cấp nước theo quy định của các trạm cấp nước). Phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

- Rà soát, cập nhật, phân loại những giếng khoan khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh phải đăng ký (có lưu lượng khai thác £ 10m3/ngày đêm); những giếng phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động (có lưu lượng khai thác > 10m3/ngày đêm); các công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển và xả nước thải vào nguồn nước theo quy định tại khoản 3, Điều 37 và khoản 3, Điều 44 của Luật Tài nguyên nước phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động, ………. trên cơ sở đó hướng dẫn thực hiện thủ tục về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định; buộc phải lấp hủy giếng khoan trái phép theo quy định.

b) Chủ trì, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, các thủ tục hành chính do địa phương ban hành hoặc công bố có liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thay thế, cho phù hợp với Luật Tài nguyên nước và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

c) Tăng cường việc giám sát, theo dõi những công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất, đặc biệt phải kiểm tra chặt chẽ quy trình kỹ thuật đi với những giếng khoan công nghiệp khai thác với lưu lượng lớn.

d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện, cấp xã về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước.

đ) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể, các ngành, các cấp và cơ quan báo, đài trong tỉnh tchức tuyên truyn, phổ biến quy định của pháp luật về tài nguyên nước đ các tchức và cá nhân trong tỉnh biết, chấp hành; cung cấp thông tin, tham gia cùng các đoàn giám sát, tạo điều kiện trong công tác giám sát, phản biện xã hội vtài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước.

e) Hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện các nội dung công việc liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh (thuộc ngân sách cp tỉnh chi) và tổng hợp vào dự toán chung của ngành để làm việc với Sở Tài chính.

g) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tng hợp tình hình, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phi hợp với các địa phương vận động, tuyên truyền, hướng dn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình đu tư hệ thng xử lý cht thải chăn nuôi biogas trước khi xả thải ra môi trường; tổ chức vận động nhân dân thu gom, xử lý vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định không làm ô nhiễm nguồn nước.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và địa phương thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn: khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

c) Phối hp với Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tài nguyên nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước; thực hiện các biện pháp giảm thiểu đưa các cht độc hại vào nguồn nước nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định s27/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tnh về việc ban hành Quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cấp nước, người sử dụng nước trong hoạt động cp nước và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Tin Giang; đồng thời tổ chức, vận động các đơn vị cấp nước nông thôn ra quân tổng vệ sinh, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước và cải tạo bể xử lý đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Tham mưu, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các trạm cấp nước và chính sách hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý cho các trạm cấp nước có chất lượng nước không đạt quy chuẩn theo quy định, đgóp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

đ) Không xem xét cho các tổ chức, cá nhân đu tư mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn (có bsung khoan thêm giếng) khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định vkhai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước; hướng dẫn các Ban Quản lý dự án, các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi của ngành, các công trình cp nước sinh hoạt nông thôn lập hsơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo đúng quy định Luật Tài nguyên nước.

e) Tng hợp tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sản xut nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt nông thôn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ