Chỉ thị 13/2006/CT-UBND-TG về việc tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão,giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2006 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
Số hiệu | 13/2006/CT-UBND-TG |
Ngày ban hành | 09/05/2006 |
Ngày có hiệu lực | 09/05/2006 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký | Nguyễn Văn Phòng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2006/CT-UBND |
Mỹ Tho, ngày 09 tháng 5 năm 2006 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO,GIẢM NHẸ THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2006
Tình hình thời tiết trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, hạn, mặn, lũ lụt, lốc xoáy liên tiếp xảy ra nhiều nơi, làm suy thoái môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Thực hiện Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai; Chỉ thị số 13/2006/CT-TTg ngày 31/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai; để chủ động trong công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
Các ngành, các cấp tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão, đã được sửa đổi bổ sung ngày 24/8/2000; Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.
Quán triệt trong nội bộ và thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về diễn biến phức tạp của thời tiết để chủ động đề phòng với tinh thần cảnh giác cao, chuẩn bị các biện pháp tích cực, có tính khả thi cao để phòng, chống hạn, mặn, bão, lũ, lụt năm 2006.
2. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp có nhiệm vụ:
2.1. Khẩn trương tổ chức tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2005; xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2006 gắn với việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp. Riêng việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã và huyện ở các huyện Gò Công Đông, Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành phải bố trí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, huyện làm Trưởng Ban Chỉ huy.
2.2. Củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống dự báo, cảnh báo đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời trong mọi tình huống; đặc biệt đối với tàu thuyền khai thác thủy sản ngoài khơi. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa, bão.
2.3. Tổ chức tuyên truyền cho mọi người dân, nhất là nhân dân ở các xã cù lao, vùng ven biển, các xã trong vùng ngập sâu và ngư dân những kiến thức cơ bản về phòng, chống các dạng thiên tai, cách tiếp nhận thông tin về diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết chủ động phòng, chống khi có tình huống xấu xảy ra.
2.4. Xây dựng, tổ chức tập huấn, diễn tập các phương án phòng, chống lụt, bão, thiên tai trên cơ sở quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); các sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng, chỉ đạo kịp thời đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động phòng tránh và đối phó với các tình huống bất lợi nhất khi lụt, bão, thiên tai xảy ra.
2.5. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 05/2006/CT-UBND ngày 27/2/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2006.
2.6. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác phòng, chống lụt bão của sở, ngành, địa phương mình về Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chủ động xử lý, giải quyết theo sự phân công, phân cấp và thẩm quyền của mình khi xảy ra thiên tai, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý.
3. Trách nhiệm của các ngành, các cấp:
3.1. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
Phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công xây dựng phương án phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai cụ thể và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, xử lý kịp thời và có hiệu quả trong việc đối phó với thiên tai; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống, lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2006.
3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng từng tuyến đê, huy động mọi nguồn lực để tiến hành tu sửa, gia cố đê biển, đê sông, bờ bao ngăn lũ, đặc biệt là các đoạn xung yếu, đoạn hở, sạt lở. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, đảm bảo khai thông dòng chảy, đủ nước bơm tưới khi khô hạn và tiêu thoát lũ nhanh khi ngập úng; phát động nhân dân đắp đập, bờ bao ngăn lũ, bơm tiêu chống úng bảo vệ sản xuất lúa, vườn cây ăn trái, cây công nghiệp trong mùa lũ.
- Xây dựng các phương án và biện pháp đối phó với hạn và lũ lớn có thể xảy ra để chủ động bảo vệ sản xuất và các cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Tổ chức tập huấn cho nông dân hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc lúa, màu, cây ăn trái trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Sắp xếp lịch thời vụ ở các huyện phía Tây đảm bảo cho thu hoạch lúa Hè Thu trước 05/09/2006, ở các huyện phía Đông thu hoạch lúa Đông Xuân trước 15/3/2007. Tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm phòng ngừa các dịch bệnh có thể xảy ra vào cuối mùa khô và trong mùa mưa, bão.
- Đề xuất thành lập quỹ phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai theo quy định của nhà nước nhằm huy động sự đóng góp của nhân dân để có thêm nguồn chủ động xử lý khi thiên tai xảy ra.
3.3. Sở Thủy sản:
- Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan hướng dẫn ngư dân am hiểu những kiến thức về cách phòng, chống lụt, bão; nhận biết những tín hiệu thông tin liên lạc khi có bão, tai nạn; sử dụng các thiết bị an toàn, cách phòng trách bão, cấp cứu trên biến....Chủ động hỗ trợ giúp đỡ nhau trong việc cứu hộ, cứu nạn khi gặp thiên tai. Tổ chức hực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. Phối hợp với Công ty Bảo hiểm kiểm tra và yêu cầu các chủ phương tiện tàu cá thực hiện các hình thức bảo hiểm cần thiết.
- Lập kế hoạch phối hợp với các ban, ngành liên quan như Bộ đội Biên phòng, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các phương tiện thông tin khác đảm bảo thông tin liên lạc cho các tàu thuyền hoạt động trên biển. Tổ chức các khu né bão cho các phương tiện đánh bắt thủy sản neo đậu, ở các huyện phía Đông. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chỉ đạo việc bảo vệ tốt diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Công điện số 141/TTg-CN ngày 1/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-BTS ngày 8/3/2006 của Bộ Thủy sản về công tác phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảng vụ Mỹ Tho và các tỉnh bạn tổ chức tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.
3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công có kế hoạch vận động, tuyên truyền nhân dân giữ vệ sinh môi trường và xử lý kịp thời các tình huống xấu về môi trường do thiên tai gây ra, nhất là ở các ô bao cây ăn trái và khu dân cư trong vùng ngập lũ; có kế hoạch xử lý rác ở các bãi rác bị ngập trong mùa mưa, bão.
3.5. Sở Tài chính: