Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tiếp tục thực hiện quyết liệt giải pháp cấp bách, trọng tâm theo Chỉ thị 18-CT/TW và Nghị quyết 30/NQ-CP về đảm bảo trật tự an toàn giao thông do tỉnh Nam Định ban hành
Số hiệu | 12/CT-UBND |
Ngày ban hành | 12/08/2013 |
Ngày có hiệu lực | 12/08/2013 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nam Định |
Người ký | Nguyễn Văn Tuấn |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND |
Nam Định, ngày 12 tháng 08 năm 2013 |
CHỈ THỊ
V/V TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH, TRỌNG TÂM THEO CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 30/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ, Chương trình hành động số 13CTr/TU ngày 08/4/2013 của Tỉnh ủy thời gian qua các cấp ủy, chính quyền và các lực lượng trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt công tác đảm bảo TTATGT với những nội dung, giải pháp thiết thực, góp phần làm chuyển biến tích cực tình hình TTATGT, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông và vi phạm TTATGT trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, nhất là tại địa bàn nông thôn. Trong 2 tháng (6, 7/2013), xảy ra 25 vụ, làm 8 người chết, 26 người bị thương, so với 2 tháng liền kề tăng 9 vụ, 3 người chết, 8 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, nhất là Ban ATGT một số huyện còn thiếu quyết liệt, chưa bám sát chỉ đạo của Trung ương, tỉnh ủy, UBND tỉnh và tình hình địa bàn để kiểm tra, chỉ đạo; cá biệt có tư tưởng coi đảm bảo TTATGT là trách nhiệm riêng của ngành Công an, Giao thông vận tải. Công tác tuyên truyền, vận động chưa đi sâu, bám sát cơ sở. Một số cán bộ, Đảng viên chưa gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT...
Để tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách, trọng tâm đảm bảo TTATGT theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ và Chỉ thị số 12 ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động giao thông thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm công tác đảm bảo TTATGT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là ngành Giao thông vận tải và Công an. Lãnh đạo, cán bộ, công chức các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương cần nâng cao vai trò trách nhiệm của người cán bộ, Đảng viên trước nhân dân, gương mẫu trong thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT. Phấn đấu hàng năm giảm từ 5 đến 10% về tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ và Chỉ thị số 12 ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cấm mọi sự can thiệp vào việc xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT, gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi thi hành công vụ.
2. Ban An Toàn Giao Thông tỉnh:
- Chủ trì tổ chức giao ban hàng tháng giữa 2 ngành Giao thông vận tải và Công an, đánh giá đúng thực trạng tình hình, những vấn đề phức tạp, nổi cộm, những khó khăn, vướng mắc về TTATGT có giải pháp khắc phục, xử lý những tồn tại, phát sinh, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban ATGT tỉnh chỉ đạo cụ thể, gửi các đồng chí thành viên Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT các huyện, thành phố.
- Hàng tháng phân công kiểm tra một số địa điểm, kể cả địa bàn cơ sở khi có tình hình phức tạp nhằm đôn đốc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan, người thực thi công vụ.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng, đến tận khu dân cư và từng gia đình; tăng thời lượng và thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, kể cả tuyên truyền trực tiếp cá biệt; coi đây là chuyên đề quan trọng để nâng cao và thực sự làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về đảm bảo an toàn giao thông.
4. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát, tăng cường số lượng biển báo hạn chế tốc độ, dải phân cách, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, gờ giảm tốc trên tuyến QL 10; QL 21; QL37B; TL 490C,... Thống kê và thường xuyên cập nhật các "điểm đen", điểm có nguy cơ cao gây TNGT và những bất cập trong tổ chức giao thông để báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra toàn bộ cơ sở kinh doanh vận tải khách, cơ sở đào tạo, sát hạch cấp GPLX, trung tâm đăng kiểm; xử lý nghiêm các cơ sở không thực hiện đúng phương án kinh doanh đã đăng ký, không đạt các điều kiện quy định; đặc biệt là việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt quy chuẩn của các doanh nghiệp vận tải khách. Tích hợp dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phục vụ giám sát vi phạm, kịp thời trao Cảnh sát giao thông phối hợp quản lý, xử lý nghiêm vi phạm, nhất là dừng đỗ, tranh giành khách, vi phạm tốc độ…
5. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo huy động tối đa lực lượng, trang thiết bị, phương tiện đẩy mạnh tuần tra lưu động, tập trung xử lý lái xe vi phạm các lỗi có nguy cơ gây tai nạn cao như: chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, tránh vượt xe sai quy định, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, quá số người quy định…
- Tập trung điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ TNGT nhất là các vụ có dấu hiệu hình sự; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án sớm đưa ra truy tố, xét xử đúng pháp luật.
- Chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc Thông tư số 38/TT-BCA của Bộ Công an về thông báo đến nơi làm việc, học tập, cư trú của người vi phạm về TTATGT.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định, quy trình tuần tra, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, tiêu cực.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh tài liệu và có kế hoạch tổ chức học tập, phổ biến giáo dục pháp luật về đảm bảo TTATGT ngay từ đầu năm học 2013 - 2014; xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm "cổng trường an toàn giao thông", "học sinh, sinh viên chung tay làm giảm tai nạn giao thông", "giáo viên chủ nhiệm tích cực giáo dục học sinh thực hiện các biện pháp đảm bảo TTATGT"…
7. Chủ tịch UBND - Trưởng Ban ATGT các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động và phát huy vai trò của Ban ATGT huyện, thành phố, Ban ATGT các xã, phường, thị trấn. Hàng tháng họp đánh giá tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo; xây dựng kế hoạch hoạt động với những nhiệm vụ cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phê bình nghiêm túc. Gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng với nơi xảy ra nhiều TNGT, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT chưa nghiêm.
- Phát huy vai trò của hệ thống truyền thanh và lực lượng nòng cốt ở cơ sở (các đ/c Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Trưởng thôn, xóm…) trong công tác tuyên truyền về TTATGT, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Thường xuyên huy động các lực lượng, đoàn thể của xã, phường, thị trấn tổ chức ra quân giải quyết vi phạm về giao thông - trật tự, góp phần làm chuyển biến về TTATGT ngay từ cơ sở.
- Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ và các bến, phương tiện chở khách ngang sông trong mùa mưa bão. Phối hợp ngành Đường sắt tiến hành khảo sát, có kế hoạch giải tỏa vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt và lộ trình xây dựng đường gom dân sinh, kiên quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép.
9. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, chỉ đạo triển khai "Đảng viên, cán bộ, công nhân viên gương mẫu chấp hành Luật giao thông, đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia trong giờ làm việc, đặc biệt là khi tham gia giao thông"./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |