Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 12/CT-UBND
Ngày ban hành 25/08/2014
Ngày có hiệu lực 25/08/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Phạm Thế Dũng
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12 /CT-UBND

Gia Lai, ngày 25 tháng 8 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2016-2020

Ngày 05 tháng 8 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Để triển khai thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là các Sở, ngành, địa phương) triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 theo quy định dưới đây:

A/ Lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020

I/ Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011-2015

Căn cứ vào các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, định hướng phát triển trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, Kế hoạch đầu tư phát triển các năm 2011-2015, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm; trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2011-2013, ước thực hiện năm 2014 và dự kiến kế hoạch năm 2015, các Sở, ngành và địa phương đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011 - 2015 của Sở, ngành và địa phương quản lý phân theo từng nguồn vốn cụ thể; bao gồm: kế hoạch đầu tư nguồn NSNN (vốn ngân sách trung ương và vốn cân đối ngân sách địa phương); nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước (nguồn thu xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư,...); vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn vay khác của ngân sách địa phương; vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công cần phân tích sâu các nội dung sau:

1. Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, ngành, lĩnh vực, chương trình dự án theo từng nguồn vốn so với kế hoạch được duyệt, bao gồm: tình hình phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn hàng năm, triển khai thực hiện, kết quả giải ngân, hoàn trả các khoản vốn ứng trước, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản,…; số lượng dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu; số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt; tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư các thành phần kinh tế khác để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công;…

2. Cơ cấu đầu tư theo từng ngành, lĩnh vực, chương trình sử dụng các nguồn vốn khác nhau trong giai đoạn 2011-2015.

3. Việc quản lý, điều hành và chấp hành các quy định trong quản lý đầu tư công trong giai đoạn 2011-2015, trong đó làm rõ việc quản lý, điều hành và chấp hành các quy định trong quản lý đầu tư công trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 và sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị này.

4. Các kết quả đầu tư công đã đạt được như: năng lực tăng thêm, nâng cao chất lượng dịch vụ công,... và những tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của cả tỉnh và của Sở, ngành, địa phương; việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư giai đoạn 2011-2015 đã hoàn thành và bàn giao đi vào sử dụng

5. Các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện; phân tích sâu các nguyên nhân khách quan và chủ quan; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

6. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách đến hết kế hoạch 5 năm 2011-2015.

II/ Lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020

Các Sở, ngành và địa phương, tổ chức lập Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016-2020 nguồn vốn NSNN (bao gồm: kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương và kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương); kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ; Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; kế hoạch đầu tư vốn vay khác của ngân sách địa phương và kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo các quy định dưới đây:

1. Các căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn theo từng nguồn vốn:

a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011-2015 (bao gồm kế hoạch các năm 2011, 2012, 2013 và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2014-2015) theo từng nguồn vốn quy định tại mục I, phần A nêu trên.

b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh, ngành và địa phương; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 của tỉnh, ngành, địa phương.

c) Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 của cả nước và của địa phương; các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.

đ) Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh vực, chương trình.

e) Về cân đối nguồn vốn đầu tư công: Việc xác định tổng mức vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn căn cứ vào dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả tỉnh giai đoạn 2016-2020 là 10%/năm, lạm phát khoảng 7%/năm. Dự kiến cân đối các nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 như sau:

- Vốn đầu tư từ NSNN:

Dự kiến chi đầu tư phát triển nguồn NSNN trong lập Kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016 - 2020 như sau:

+ Vốn bổ sung có mục tiêu tăng bình quân 10%/năm so với kế hoạch năm trước.

+ Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh (không bao gồm tiền thu sử dụng đất): Trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước phấn đấu tăng khoảng 10%, trong các năm sau tăng bình quân hàng năm khoảng 10-12% so với kế hoạch năm trước.

- Đối với vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương: Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và nguồn thu, để dự kiến cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng đạt 12 - 15%/năm so với kế hoạch năm trước.

- Vốn trái phiếu Chính phủ: Cân đối trên cơ sở nguồn vốn trái phiếu Chính phủ Thủ tướng Chính phủ đã giao bổ sung cho giai đoạn 2014-2016.

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: dự kiến tốc độ tăng trưởng khoảng 8%/năm so với kế hoạch năm trước.

[...]