Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Số hiệu | 10/CT-UBND |
Ngày ban hành | 21/10/2019 |
Ngày có hiệu lực | 21/10/2019 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bạc Liêu |
Người ký | Lê Minh Chiến |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND |
Bạc Liêu, ngày 21 tháng 10 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
Hiện nay, rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó, có khoảng 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Rác thải nhựa rất khó phân hủy, thậm chí có nhiều loại thời gian phân hủy trên 500 năm, đang hàng ngày hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của quốc gia.
Rác thải nhựa trong nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng ngày càng gia tăng đáng kể, đã gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến môi trường ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt trong việc ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chiến lược để kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, sản xuất; thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, ngày 25/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Thư gửi đến các cơ quan, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cả nước kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Từng cơ quan, đơn vị trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát động các phong trào, xây dựng nhân rộng các mô hình, đề xuất các sáng kiến và tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể, như: Thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần; kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến, mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị.
Để tiếp nối, lan tỏa, các phong trào “Chống rác thải nhựa”, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện một số giải pháp sau đây:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và có biện pháp, xây dựng, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường, tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể như: Thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần.
2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm:
Tuyên truyền rộng rãi đến các tiểu thương, hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có kế hoạch giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích, đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần; thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 15/7/2019 của Bộ Công Thương về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành công thương.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động đối với nhân dân quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 01 lần, quá trình đánh bắt thủy hải sản phải có biện pháp thu gom lại các ngư cụ làm bằng nhựa tránh hiện tượng thải trực tiếp ra sông, kênh rạch và môi trường biển gây ô nhiễm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
5. Sở Tài chính chịu trách nhiệm: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách, từ nguồn vốn tài trợ khác đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo tình hình thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.
6. Sở Y tế chịu trách nhiệm: Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động y tế; đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan và các đơn vị trực thuộc; thực hiện có hiệu quả nội dung Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
7. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm:
- Nghiên cứu, xây dựng tài liệu và đưa nội dung giáo dục về tác hại của túi ni lông khó phân hủy và lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa vào nội dung, chương trình giảng dạy của các cấp học phù hợp.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao bì, túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.
8. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm:
Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về tác hại của túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 01 lần; niêm yết các quy định về giảm thiểu chất thải nhựa và hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 01 lần tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
9. Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:
- Tăng thời lượng thông tin kịp thời trên sóng phát thanh, truyền hình, báo Bạc Liêu các thông tin tuyên truyền về giảm thiểu chất thải nhựa tỉnh Bạc Liêu.
- Phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan tuyên truyền về các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa, tăng cường sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; những cách làm hay, mô hình hiệu quả,... để phát huy sự tham gia, chung tay của cộng đồng trong việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa.
10. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội khác: Tuyên truyền nội dung Chỉ thị đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đoàn viên, hội viên chung tay hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung của Chị thị; chỉ đạo các Phòng, Ban, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và có biện pháp, xây dựng, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường, tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể như: Thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần.
- Kinh phí đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
12. Các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân trên địa bàn tỉnh: