Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước

Số hiệu 10/CT-UBND
Ngày ban hành 23/08/2017
Ngày có hiệu lực 23/08/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Tiến Dũng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Bình Phước, ngày 23 tháng 8 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2017-2018 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC

Năm học 2016-2017, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước đã triển khai thực hiện 06 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản theo Chthị số 14/CT-UBND ngày 22/9/2016 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, đạt được một số kết quả bước đầu, tạo nên những chuyển biến quan trọng.

Thực hiện Chthị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục;

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

A. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2017-2018 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC

I. Phương hướng chung

Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. Giáo dục mầm non tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Giáo dục phổ thông tập trung đổi mới phương thức dạy học; chú trọng việc học đi đối với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định. Giáo dục chuyên nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn với nhu cầu thực tế của tỉnh. Giáo dục thường xuyên thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo

Tiếp tục rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tăng cường công tác xã hội hóa đthành lập mới các trường mm non tư thục chất lượng cao; đồng thời, phát triển trường, lớp mầm non các khu công nghiệp, khu đông dân cư. Tiếp tục tổ chức rà soát, sắp xếp các điểm lẻ một cách khoa học, phù hợp, tránh lãng phí cơ sở vật chất, nhân sự, đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó chú ý đối với cấp học mầm non và tiểu học.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, qua đó có biện pháp xử lý đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu, không đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Xây dựng quy hoạch và chính sách tuyển dụng giáo viên các cấp phù hợp, tránh thừa, thiếu cục bộ; phối hợp với các trường sư phạm có kế hoạch linh hoạt về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng bảo đảm đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực quản trị nhà trường cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên các cấp hoàn thiện bồi dưỡng theo yêu cầu của hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đảm bảo việc bổ nhiệm, thi/xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định.

3. Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông

Triển khai thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa. Tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông.

Bố trí đủ số lượng và bồi dưng nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông; từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh có nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

Tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên các cấp học; đồng thời, xây dựng kế hoạch phối hợp với các trường đại học để triển khai bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông; hướng dẫn các trường phổ thông khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngoại ngữ trong tình hình mới.

Tiếp tục đẩy mạnh việc chuẩn hóa năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh đồng bộ các cấp học tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS), trung học phthông (THPT) trên từng địa bàn huyện, thị để mrộng diện học sinh được học tiếng Anh theo chương trình mới từ TH lên THCS và THPT. Chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng.

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

Tập trung xây dựng hệ thống thông tin kết nối liên thông giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục; xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và hệ thống phần mềm quản lý trường học dùng chung; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, tập huấn qua mạng.

Tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; tập trung xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng E-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học; triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học, trường học thông minh.

[...]