Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật do tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu | 10/CT-UBND |
Ngày ban hành | 30/07/2015 |
Ngày có hiệu lực | 30/07/2015 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Nguyễn Mạnh Hiển |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND |
Hải Dương, ngày 30 tháng 7 năm 2015 |
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành luôn quan tâm chi đạo thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm bước đầu đạt kết quả. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra chưa đảm bảo, trong đó có việc xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung không đạt yêu cầu kế hoạch đề ra (Theo yêu cầu, mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1-2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung song đến nay mới có 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thành phố Hải Dương). Việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm bằng các phương tiện và dụng cụ chứa đựng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa tốt; sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, vận chuyển sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm chưa thực sự chặt chẽ.
Để tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa việc quản lý, vận chuyển và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đối với việc phát triển chăn nuôi bền vững, làm cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe của nhân dân;
- Tổ chức xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo cụm xã, nơi dân cư tập trung, khu công nghiệp theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thông, tiêu thụ trên thị trường;
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm về yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến theo đúng quy định hiện hành;
- Quản lý chặt chẽ việc chấp hành vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; thường xuyên tổ chức thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; kiểm tra xử lý triệt để và kiên quyết ngừng hoạt động với các cơ sở, điểm giết, mổ gia súc, gia cầm vi phạm theo quy định trên địa bàn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai hình thành nhiều trang trại chăn nuôi tập trung và tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm, nhất là việc giết mổ gia súc, gia cầm tại điểm giết mổ nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư; đẩy nhanh việc lập, hoàn thiện và tổ chức thực hiện Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hải Dương đến năm 2020.
- Tổ chức thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các nơi giết mổ gia súc, gia cầm theo Quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; tổ chức kiểm tra phân loại định kỳ với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tái kiểm tra và đề nghị chính quyền địa phương đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ loại C;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh; tập huấn kiến thức về giết mổ an toàn và an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm cho chủ cơ sở, người giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, điểm kinh doanh, siêu thị, nhà hàng,… nhằm cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ việc xây dựng và nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm từ nguồn ngân sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, việc giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai các đề án, dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia sức, gia cầm tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm và việc giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; công nghệ xử lý chất thải tại cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh môi trường,…
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và báo cáo kết quả với UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |