Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, tỉnh Hòa Bình năm 2020

Số hiệu 08/CT-UBND
Ngày ban hành 17/07/2019
Ngày có hiệu lực 17/07/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Khánh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-UBND

Hòa Bình, ngày 17 tháng 07 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020

Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, cũng là năm tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế, tồn tại, đòi hỏi các cấp, các ngành phải duy trì sự tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao nhất, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, góp phần thực hiện thng lợi quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 với các nội dung chyếu sau:

A. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

1. Nguyên tắc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 phải được triển khai xây dựng đồng bộ, hệ thống, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị; phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, các chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp để đảm bảo tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

2. Yêu cầu xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020

Tổ chức đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2019; trong đó, làm rõ các kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra theo Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; các tồn tại, hạn chế, trong đó phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các biện pháp khắc phục trong những tháng cuối năm.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được các năm 2016 - 2018, ước thực hiện kết quả năm 2019, căn cứ các mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 121/2015/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2015 và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2597/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2015. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố dự báo tình hình thực hiện, cơ hội, thách thức xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chtiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng thực hiện của cơ quan, đơn vị mình.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

I. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng sut, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế tỉnh, thúc đẩy tăng trưng kinh tế nhanh và bn vững, phn đu năm 2020 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khoảng 9 - 9,5%. Tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, quan tâm phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp. Chú trọng thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quyết liệt thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, đặc biệt các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch, nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế đi đối với phát triển văn hóa và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường công tác thông tin truyền thông hiệu quả, tạo đng thuận xã hội; thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. Định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020

1. Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Theo dõi tình hình phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh, tổ chức điều hành có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và Kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2020. Khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch để làm căn cứ lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.

Tổ chức, điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 linh hoạt, chủ động, chặt chẽ, đảm bảo đúng dự toán được giao. Cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý thu, khai thác hiệu quả nguồn thu, triển khai các biện pháp chống thất thu; đôn đốc việc thu tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền thuế tài nguyên,... tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Quản lý chặt chẽ các quỹ ngoài ngân sách, kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay, trả nợ vay.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, mở rộng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực huy động nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng, ưu tiên vốn cho các lĩnh vực trọng điểm phát triển của tỉnh.

Triển khai hiệu quả các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường. Đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách pháp luật về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng bộ, hiện đại, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, lan tỏa phát triển giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương. Đồng thời tập trung nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, sớm hoàn thành các công trình lớn, quan trọng đang triển khai thực hiện để sớm đưa vào khai thác, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí vốn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác phân lung, liên thông, kết nối đồng bộ giữa đào tạo với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết s29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế gn với đi mới mô hình tăng trưng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh.

a) Đẩy mạnh cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm là cơ cấu đầu tư công; thực hiện cơ cấu lại các công ty nông nghiệp, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành các công ty cổ phần; nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ, xử lý hiệu quả nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.

Đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ đấu thầu qua mạng theo hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi đạt tối thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu.

b) Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đy chuyển dịch nội ngành theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sn.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng tổ chức lại sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất lớn, các chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Phát triển chăn nuôi theo hưng tập trung, bền vững; kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh, đảm bo an toàn dịch bệnh vật nuôi. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường gắn kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tăng cường kiểm soát chất lượng giống, vật tư nông nghiệp; thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát và kiểm định chất lượng.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ