Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2012 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Lào Cai

Số hiệu 07/CT-UBND
Ngày ban hành 12/06/2012
Ngày có hiệu lực 12/06/2012
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Nguyễn Văn Vịnh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÀO CAI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 07/CT-UBND

Lào Cai, ngày 12 tháng 06 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ SỬ DỤNG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH LÀO CAI.

Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong những năm qua UBND tỉnh Lào Cai đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện, chỉ đạo các cơ quan nhà nước (CQNN) trên địa bàn tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan. Kết quả đã thu được những thành tích đáng ghi nhận: được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá trin khai thành công mô hình đim về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; các hệ thống thông tin thiết yếu (Cổng thông tin điện tử, Cổng thông tin nội bộ, Hệ thống thư điện tử của tỉnh, Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Hệ thống giao ban trực tuyến, Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, Kênh đối thoại trực tuyến) đã được triển khai đồng bộ, theo mô hình Khung Chính phủ điện tử của tỉnh. Do vậy, tỉnh Lào Cai luôn xếp ở mức khá về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT, đứng tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong các CQNN trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định, như: chưa phát huy hiệu quả kết cấu hạ tầng và các hệ thống thông tin đã được đầu tư; hạ tầng kỹ thuật CNTT chưa phát triển đồng bộ, mới chỉ tập trung đầu tư ở các CQNN cấp tỉnh; tại cấp huyện, xã còn hạn chế, trang thiết bị cũ, hoạt động không n định; nguồn nhân lực CNTT còn thiếu so vi yêu cầu hiện tại, nhiều CBCCVC chưa tích cực tham gia các khóa đào tạo ứng dụng CNTT. Công tác phi hp giữa các CQNN trong việc triển khai ứng dụng CNTT chưa chặt chẽ, thiếu sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của thủ trưởng đơn vị nên việc điều hành, xử lý giải quyết công việc thông qua mạng còn rất ít, gây lãng phí về thời gian, chi phí và nguồn lực.

Để thực hiện tốt Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của CQNN, khc phục những tn tại nêu trên và phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp thông qua hệ thống mạng, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn; thúc đy cải cách hành chính, nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát trin và ứng dụng CNTT cũng như duy trì chỉ snăng lực cạnh tranh cấp tỉnh, UBND tỉnh Chỉ thị:

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:

1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt ti toàn thể cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của đơn vị: Tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng văn bản điện tử để nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hành tiết kiệm, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ thực hiện thường xuyên, liên tục và gắn với hoạt động cải cách hành chính ở đơn vị.

1.2. Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; tuân thủ các quy định v đu tư, quản lý, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin của tỉnh. Sử dụng có hiệu quả kết cấu hạ tầng CNTT hiện có, khai thác có hiệu quả các tiện ích của hệ thống thông tin đã được đầu tư, cụ thể:

a) Tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử có tên miền laocai.gov.vn trong giao dịch việc công, từng bước ứng dụng rộng rãi hệ thống thư điện tử đến cấp xã, phường:

- Trong nội bộ mỗi cơ quan (cấp sở, cấp huyện): Phải sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi các loại văn bản sau: Giấy mời họp nội bộ; tài liệu phục vụ họp; văn bản để biết, để báo cáo; thông báo chung của cơ quan; các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc.

- Giữa các CQNN với nhau (cấp sở, cấp huyện) phải sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành đ trao đi các thông tin sau: thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; lịch công tác cơ quan; các chương trình, kế hoạch của cơ quan; công văn; từng bước ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh.

- Giữa các CQNN với nhau và với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân: sử dụng văn bản điện tử, không in sao, gửi văn bản giấy qua đường bưu điện các loại văn bản sau: Các văn bản sao y, sao lục, trích lục các văn bản của Trung ương; các báo cáo công tác tuần của các đơn vị trực thuộc, của các cơ quan gửi UBND tỉnh; tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc và các văn bản gửi đến các cơ quan chỉ để biết.

- Khuyến khích trao đổi các hồ sơ công việc, các văn bản khác trong hoạt động nội bộ mỗi cơ quan, và giữa các cơ quan, tchức qua mạng ở tất cả các cấp trong tỉnh.

- Khi phát hành hoặc gửi văn bản giấy, các cơ quan phải gửi kèm bản điện tử qua mạng; thực hiện nghiêm quy định về gửi hồ sơ điện tử trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; từng bước mở rộng áp dụng đối với hồ sơ điện tử trình UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã.

- Các loại tài liệu, văn bản hành chính khác được xác thực bằng chữ ký số và gửi qua mạng thì không phải gửi thêm văn bản giấy.

- Rà soát danh sách CB CCVC của cơ quan và các đơn vị trực thuộc để đăng ký sử dụng hộp thư điện tử của tỉnh gửi Sở Thông tin và Truyền thông khi tạo hoặc hủy bỏ tránh lãng phí tài nguyên máy chủ; đồng thời công khai địa chỉ thư điện tử trên hệ thống Cổng thông tin điện tử.

b) Sử dụng tối đa các chức năng, tiện ích của phần mềm QLVB&HSCV từ tiếp nhận văn bản, giao xử lý, trao đổi, phối hp xử lý; lập hồ sơ giải quyết công việc, trình duyệt, trình ký phát hành văn bản thực hiện trên mạng. Hạn chế in ấn văn bản dự thảo khi xử lý công việc trong nội bộ cơ quan nhm giảm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả công việc.

c) Tăng cường sử dụng hệ thống giao ban điện tử của tỉnh đhọp trực tuyến giữa các sở, ban, ngành với UBND cấp huyện, với các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện; giữa các huyện, thành phố với nhau nhằm giảm thời gian tổ chức hội họp và thực hành tiết kiệm.

d) Tích cực sử dụng Cổng thông tin nội bộ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động trong nội bộ cơ quan; đăng tải đầy đủ, kịp thời các thông tin; văn bản, tài liệu, thông báo, trao đổi, thảo luận; lịch công tác, các chương trình, kế hoạch của cơ quan để tăng tính công khai, minh bạch, dân chủ ở cơ quan, đơn vị.

e) Tăng cường cung cấp thông tin công khai, minh bạch, kịp thời, đầy đủ và chính xác trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng thông tin điện tử thành viên theo quy định của Luật CNTT và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của CQNN; Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy chế quản lý và cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai:

- Tập trung rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu; đăng tải các dự thảo văn bản xin ý kiến rộng rãi các CQNN, các tchức, doanh nghiệp và cá nhân trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Rà soát và cập nhật đầy đủ thông tin quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, biểu mẫu điện tử của các thủ tục hành chính theo đề án 30 của tỉnh đã đăng tải trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đặc biệt, các đơn vị đã được triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức 3 phải tăng cường đưa vào khai thác sử dụng từ khâu tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ điện tử thông qua mạng; đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết và sử dụng.

1.3. Bảo đảm các điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng CNTT hiệu quả, tiết kiệm trong hoạt động của CQNN:

a) Hàng năm rà soát, duy trì, xây dựng và trin khai thống nhất, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật CNTT và các hoạt động ứng dụng CNTT, trước mắt ưu tiên đầu tư đồng bộ từ tỉnh đến huyện và phấn đấu cơ bản đồng bộ đến các phường, thị trấn. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư; phù hp với quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch chung của tỉnh về phát trin và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, thực hành tiết kiệm, tránh việc đầu tư trùng lặp, lãng phí. Khuyến khích việc đầu tư các giải pháp và sản phẩm dùng chung.

b) Bảo đảm kinh phí xây dựng, duy trì, nâng cấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT và các hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành, ứng dụng chữ ký số, trao đi văn bản điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động của các CQNN, phục vụ người dân và doanh nghiệp, mở rộng kết nối đến cấp phường, xã. Chú trọng lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, ứng dụng, đào tạo về CNTT trong các chương trình mục tiêu quốc gia của ngành.

c) Xây dựng kế hoạch số hóa những nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và mức độ quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, phục vụ quản lý, nghiên cứu và hình thành kho cơ sở dữ liệu chung của tỉnh.

d) Các cơ quan, đơn vị cần ban hành quy định trong việc sử dụng các hệ thống thông tin đã được đầu tư, nhằm khai thác và thúc đy ứng dụng CNTT ở cơ quan, đơn vị.

e) Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho CBCCVC trên toàn tỉnh, cho các doanh nghiệp để có thể sử dụng tốt các ứng dụng CNTT trong công việc. Tạo điều kiện cho CBCCVC được tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT.

[...]