Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 07/CT-UBND
Ngày ban hành 11/07/2019
Ngày có hiệu lực 11/07/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thanh Ngọc
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Tây Ninh, ngày 11 tháng 7 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp cần phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2019. Đồng thời, triển khai xây dựng Kế hoạch kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020, với những yêu cầu và nội dung chủ yếu như sau:

A. YÊU CẦU VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

1. Về nguyên tắc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2020

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2020 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), Kế hoạch thu - chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016- 2020 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016- 2020).

Việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2020 phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và tăng cường trách nhiệm giải trình trong xây dựng kế hoạch và phân bổ các nguồn lực.

2. Về yêu cầu xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2020

Đánh giá sát, đúng thực chất tình hình thực hiện Quyết định số 01/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh, về việc ban hành những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019, bao gồm các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội; dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2019; đánh giá kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế, trong đó phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các biện pháp khc phục nhằm thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng, ổn định đời sống nhân dân trong những tháng cuối năm.

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của các đơn vị dựa trên cơ sở dự báo tình hình trong nước, những kết quả đã đạt được trong các năm 2016-2018, ước thực hiện kết quả năm 2019 và các điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu đề ra. Thực hiện hiệu quả, thực chất những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế gắn với phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020

1. Về phát triển kinh tế

a) Tập trung thực hiện các giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, giai đoạn 2017- 2021 đi vào thực chất và đạt hiệu quả (về nông nghiệp, du lịch, hạ tầng giao thông, xây dựng chính quyền điện tử (4.0), thchế và phát triển nguồn nhân lực).

b) Khẩn trương triển khai lập quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.

c) Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh hơn tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tập trung phát triển sản phẩm dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề, sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao; nâng cao sự đóng góp của khoa học và công nghệ vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và lợi thế cạnh tranh.

+ Về nông - lâm - thủy sản: Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, xuất khẩu phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu thị trường. Nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế. Chủ động phòng, chống thiên tai, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được phê duyệt.

+ Về công nghiệp và xây dựng: Tiếp tục thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ; tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; giảm dần tỷ lệ gia công, lắp ráp; khuyến khích, tạo điu kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình đổi mới công nghệ; đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và tổ chức thực hiện theo quy hoạch, bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả.

+ Về dịch vụ: Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế. Phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu, trong đó chú trọng xut khu các mặt hàng, sản phm tinh chế, hạn chế xut khẩu nguyên liệu, sản phm thô; tăng cường công tác xúc tiến, giới thiệu, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác tối đa thị trường hiện có, phát triển thị trường mới có tim năng. Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển bn vững du lịch, tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Tây Ninh.

- Tiếp tục cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm là cơ cấu lại đầu tư công, cơ cu lại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xu, bảo đảm an toàn hệ thng. Cơ cu lại ngân sách nhà nước, nâng dần tỷ trọng thu nội địa, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư, chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho quốc phòng, an ninh.

- Đy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Thực hiện đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-CP, ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 59-CTr/TU, ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Tỉnh ủy, về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

d) Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó tập trung htrợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ đấu thầu qua mạng theo hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi đạt tỷ lệ theo quy định của Chính phủ về đu thầu và 15% về tổng giá dự toán gói thầu. Thực hiện cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu sản phẩm có tính đi mới sáng tạo khi tham gia đu thu mua sm công.

- Tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Tạo lập các điều kiện cần thiết để phục vụ thực thi pháp luật của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống rủi ro pháp lý, tăng cường năng lực cạnh tranh.

2. Tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước chủ động, chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương. Tập trung chống thất thu, trốn lậu thuế. Điều hành chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán được giao. Bảo đảm tăng trưởng tín dụng đi đôi với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; có giải pháp tín dụng vi mô phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, hạn chế tín dụng đen. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, thực hiện hiệu quả các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường.

[...]