Chỉ thị 07/2006/CT-UBND về công tác phòng cháy,chữa cháy năm 2006 và tiếp tục triển khai Luật Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 07/2006/CT-UBND |
Ngày ban hành | 13/03/2006 |
Ngày có hiệu lực | 23/03/2006 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Văn Đua |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2006/CT-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 03 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY-CHỮA CHÁY NĂM 2006 VÀ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ, Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an, hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Thực hiện Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và Công văn số 285/BCA(C11) ngày 24 tháng 02 năm 2006 của Bộ Công an, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg của Chính phủ; Công văn số 100/KLTTr-BCA(V24) ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công an, kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế về công tác phòng cháy-chữa cháy trên địa bàn thành phố và đề nghị của Công an thành phố tại
Tờ trình số 09/TTr-CATP(PC23) ngày 21 tháng 02 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị về công tác phòng cháy-chữa cháy năm 2006 và tiếp tục triển khai thực hiện luật, các văn bản dưới luật về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố như sau :
1- Xác định trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy là của mỗi cá nhân, chủ hộ gia đình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp của thành phố và cả các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố:
1.1- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức các cấp của thành phố và của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố bao gồm: Thủ trưởng các sở-ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện, phường-xã, thị trấn; Giám đốc hoặc Thủ trưởng các Tổng Công ty, Công ty, xí nghiệp, trường học, siêu thị, nhà hát, bệnh viện… (gọi chung là người đứng đầu cơ quan, tổ chức) có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn diện công tác phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở của cơ quan, tổ chức thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại Điều 3 và Điều 47, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
1.2- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng,
lực lượng phòng cháy-chữa cháy cơ sở và chuyên ngành theo quy định tại Điều 33, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ :
1.2.1- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường-xã, thị trấn quyết định thành lập, ban hành quy chế, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng đến từng tổ dân phố.
1.2.2- Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm đề xuất thành lập và
trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy
cơ sở.
1.2.3- Ban Quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp thành phố,
khu công nghệ cao…có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo chế độ chuyên trách.
1.3- Từ nay đến cuối tháng 6 năm 2006, tất cả các cơ quan, tổ chức phải hoàn thành việc thành lập lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành theo đúng quy định đã nêu trên và tổ chức đi vào hoạt động nền nếp; cùng với tập trung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nội dung luật và các văn bản dưới luật về phòng cháy-chữa cháy để mỗi
cá nhân là người dân, cán bộ-công chức-viên chức, công nhân, lực lượng
vũ trang, sinh viên-học sinh, tiểu thương…đều nhận thức đúng các quy định này và đề cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện. Đồng thời người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần làm tốt công tác tự kiểm tra thường xuyên và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy tại chỗ thật sự hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan ở địa bàn giáp ranh và lực lượng
Cảnh sát phòng cháy-chữa cháy gần nhất.
2- Đối với cơ quan, tổ chức là Ủy ban nhân dân quận-huyện, Ban Quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp thành phố, khu công nghệ cao…người đứng đầu chủ động phối hợp Công an thành phố, thống nhất bố trí lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phù hợp địa giới hành chính theo đúng
quy định; sớm khắc phục tình trạng một Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phụ trách địa bàn rộng bao gồm nhiều quận - huyện như hiện nay…
3- Yêu cầu lãnh đạo các đơn vị : Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Ban Quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu chế xuất Linh Trung 1, Ban Quản lý
Khu công nghiệp Tân Tạo, Ủy ban nhân dân quận 1 và Ủy ban nhân dân
quận 7 khẩn trương tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả các kiến nghị của Đoàn Thanh tra phòng cháy-chữa cháy của Bộ Công an và báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố qua Công an thành phố theo đúng quy định.
4- Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức là cơ quan thông tin đại chúng (báo-đài, văn hóa-văn nghệ…) trên địa bàn thành phố ngoài việc tự
tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy-chữa cháy tại cơ quan, đơn vị mình, đồng thời chủ động phối hợp Công an thành phố và các cơ quan,
tổ chức khác để tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật, kịp thời phản ánh đưa tin về tình hình và kết quả công tác phòng cháy-chữa cháy ngay tại các
cơ sở để giáo dục chung.
5- Trong năm 2006, tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Thủ thướng Chính phủ,
mỗi cơ quan, tổ chức:
5.1- Trong mùa khô năm 2006: tổ chức tuyên truyền pháp luật phòng cháy, chữa cháy; kết hợp thực hiện nhiều đợt kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở, nhất là cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy cao;
xây dựng, củng cố nhanh các lực lượng chữa cháy từ tổ dân phố đến cấp thành phố; tiến hành thực tập hiệu quả các phương án chữa cháy, cứu hộ,
cứu nạn; ký kết thi đua, cam kết bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy giữa các cơ sở; thực hiện chế độ trực, tuần tra, canh gác bảo vệ cơ quan, đơn vị và áp dụng thưởng, phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
5.2- Chuẩn bị và tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy, tổ chức các đợt hoạt động nhân kỷ niệm 45 năm ngày ban hành Pháp lệnh “Quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” và 5 năm ban hành Luật phòng cháy, chữa cháy ngày 04 tháng 10 năm 2006.
5.3- Xây dựng kế hoạch, hoạch định về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2006 đến 2010 phù hợp với quy hoạch, phương hướng phát triển của mỗi cơ quan, tổ chức thống nhất với quy hoạch phát triển chung của ngành, quận-huyện và thành phố.
6- Giao Giám đốc Công an thành phố xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung công tác thật cụ thể, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả việc thực hiện Chỉ thị này theo quy định chung./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |