Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, thủy điện trong mùa mưa, lũ năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu | 06/CT-UBND |
Ngày ban hành | 07/04/2020 |
Ngày có hiệu lực | 07/04/2020 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Trần Hữu Thế |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Phú Yên, ngày 07 tháng 4 năm 2020 |
Theo nhận định của Tổng cục Khí tượng thủy văn, trong những tháng nửa đầu năm 2020 hiện tượng ENSO tiếp tục ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020, bão có xu hướng hoạt động muộn hơn; thực hiện Chỉ thị số 1786/CT-BNN-TCTL ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020.
Để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, thủy điện chủ động phòng, tránh, ứng phó với các diễn biến bất thường, cực đoan của thời tiết, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, địa phương, đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 25/7/2016 của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN ở các cấp, các ngành, các địa phương bảo đảm hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về phòng chống lũ, bão, giảm nhẹ thiên tai; tổ chức triển khai Luật Thủy lợi, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Khí tượng thủy văn đến các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân ở vùng hạ du đập; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các cấp, đơn vị ở địa phương thực hiện các nội dung sau:
+ Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi năm 2019 và xây dựng phương án năm 2020. Phân công cụ thể trách nhiệm của các phòng, ban quản lý chuyên ngành và chính quyền cấp cơ sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn công trình thủy lợi theo phân cấp.
+ Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời, kiên quyết ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Thủy lợi từ khi mới phát sinh; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình trên địa bàn.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn; rà soát, đánh giá các nội dung không còn phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền khẩn trương điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm vận hành an toàn công trình và vùng hạ du đập.
+ Rà soát năng lực của đội ngũ quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, bảo đảm quản lý vận hành công trình an toàn, hiệu quả, đặc biệt khả năng phát hiện, xử lý nhanh, kịp thời sự cố tại các công trình thủy lợi.
+ Khẩn trương xây dựng phương án ứng phó với tình huống vỡ đập, hồ chứa, khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó, tập trung xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là các huyện, thị xã, thành phố, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan an ninh.
+ Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ phòng, chống thiên tai (lụt, bão...), đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công các công trình hoặc hạng mục công trình vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công sửa chữa công trình trong mùa mưa, lũ.
+ Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn, trên cơ sở đó, lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp và xây dựng phương án chủ động bảo đảm an toàn công trình và dân cư vùng hạ du. Tổ chức tốt việc theo dõi, kiểm tra hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ, nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời. Vận hành thử các trạm, cửa van, thiết bị phục vụ cho xả lũ của các hồ chứa, bố trí thiết bị dự phòng bảo đảm công trình vận hành bình thường trong mọi điều kiện. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thủy lợi) trước ngày 10/8/2020 để tổ chức kiểm tra, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý an toàn hồ đập; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hồ chứa. Phối hợp chỉ đạo quản lý chặt chẽ các hồ chứa nước trên địa bàn do Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam trực tiếp quản lý.
+ Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện để phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tín hiệu còi báo xả lũ hồ chứa để nhân dân nhận biết và chủ động phòng tránh; thực hiện rà soát các khu vực dân cư, khu vực sản xuất, chăn nuôi nằm trong vùng ngập để có phương án sơ tán người dân, vật nuôi ra khỏi vùng ngập lụt, hạn chế thiệt hại.
- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, trình UBND tỉnh củng cố kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy chịu trách nhiệm điều hành, ứng phó sự cố, đảm bảo an toàn công trình.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành các hồ chứa thủy lợi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Đối với các hồ chứa thủy lợi chưa có quy trình vận hành, chỉ đạo đơn vị quản lý hồ thủy lợi tổ chức xây dựng quy trình vận hành trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình được giao quản lý, thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Phối hợp với các đơn vị chủ hồ rà soát đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý vận hành để tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, từng bước nâng cao năng lực cán bộ đảm bảo quản lý vận hành công trình an toàn, hiệu quả.
- Đôn đốc các chủ hồ, đập xây dựng phương án ứng phó với tình huống vỡ đập hồ chứa, khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; phương án phòng, chống lụt, bão công trình; phương án bảo vệ an toàn hồ, đập; phương án phòng, chống ngập lụt vùng hạ du hồ, đập.
3. Các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành hồ chứa nước
- Củng cố kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN của đơn vị; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thanh viên, chịu trách nhiệm điều hành, ứng phó sư cố, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi. Củng cố lực lượng quản lý hồ chứa có đủ năng lực, chuyên môn về quản lý, vận hành; thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, kiểm tra hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ, phát dọn, chặt cây trên mái đập, đỉnh đập và nạo vét rãnh tiêu, thoát nước mái hạ lưu đập trước mùa mưa lũ nhằm sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra sự cố. Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; xây dựng phương án điều tiết nước hồ chứa hợp lý trên cơ sở dự báo khí tượng, thủy văn và tình hình thực tế để có thể tích nước tối đa phục vụ chống hạn, đồng thời đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư vùng hạ du.
- Rà soát quy trình vận hành các công trình thủy lợi, quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước; lập phương án phòng, chống lụt, bão hồ chứa; phương án phòng, chống lũ, lụt vùng hạ du đập; đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy trình không còn phù hợp, trình cấp có thẩm quyền, thẩm định, phê duyệt theo quy định. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thủy lợi) trước ngày 10/8/2020 để tổ chức kiểm tra, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thực hiện nghiêm các Quy trình vận hành đơn hồ, Quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt; lắp đặt, sửa chữa camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định.