Chỉ thị 06/CT-BYT năm 2011 về tăng cường công tác phòng chống tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 06/CT-BYT
Ngày ban hành 18/08/2011
Ngày có hiệu lực 18/08/2011
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thị Kim Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 06/CT-BYT

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TAY CHÂN MIỆNG

Trong những năm qua, dịch bệnh tay chân miệng đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới tập trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tại Trung Quốc: năm 2009 ghi nhận 1.155.525 trường hợp mắc, 353 trường hợp tử vong, năm 2010 có 1.085.241 trường hợp mắc, 260 trường hợp tử vong; Singapore năm 2008 ghi nhận 15.030 trường hợp mắc; Mông Cổ năm 2008 ghi nhận 3.210 trường hợp mắc. Các quốc gia khác như Úc, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc đều ghi nhân xảy ra dịch bệnh.

Tại Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2011, cả nước đã ghi nhận 32.588 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 52 tỉnh thành phố, trong đó đã có 81 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố. Số mắc gia tăng liên tục từ tháng 5/2011, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc. Đây là năm có số mắc, chết cao nhất từ trước tới nay. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh. Dự báo trong các tháng cuối năm 2011, tình hình mắc bệnh tay chân miệng còn diễn biến phức tạp cả về tính chất và quy mô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu các tỉnh, thành phố không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, triệt để.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng có hiệu quả, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong, không để dịch lớn xảy ra, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:

1. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện việc giám sát, xử lý ổ dịch triệt để, không để dịch lan rộng kéo dài; thường xuyên báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về diễn biến tình hình dịch bệnh và tham mưu công tác phòng, chống dịch tại địa phương; Thực hiện việc công bố dịch theo Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

b) Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi, vật dụng của trẻ trong các hộ gia đình, nhóm trẻ tập trung, nhà trẻ, mẫu giáo bằng nước xà phòng, hóa chất khử khuẩn thông thường hoặc Chloramin B. Thống kê phân tích đặc điểm dịch tễ, các yếu tố nguy cơ để tập trung hoạt động phòng chống dịch có hiệu quả;

c) Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe phối hợp với cơ quan thông tin địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chú trọng giữ gìn bàn tay sạch như trường xuyên rửa tay cho trẻ, người chăm sóc trẻ để người dân hiểu để tự giác và tích cực hưởng ứng, thực hiện vệ sinh phòng bệnh. Việc tuyên truyền phải đến được từng tổ dân phố, hộ gia đình trong cộng đồng;

d) Tham mưu với chính quyền các cấp để chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tích cực phối hợp với ngành y tế trong việc hướng dẫn, giám sát các hộ gia đình, các cơ sở trường học sử dụng đúng các hóa chất khử khuẩn để phòng, chống dịch;

e) Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn quản lý chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị... để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân, đặc biệt chú trọng phân tuyến điều trị, bảo đảm thu dung điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch lớn. Thành lập đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân;

f) Trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố bổ sung kinh phí cho các hoạt động truyền thông, giám sát và đáp ứng chống dịch; đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

2. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương có trách nhiệm:

a) Xây dựng và chỉ đạo chuyển tải các thông điệp truyền thông sâu rộng trong cộng đồng bao gồm cả truyền thông trực tiếp, tập trung hướng dẫn người chăm sóc trẻ và trẻ em phải rửa tay thường xuyên trong ngày bằng xà phòng và các dung dịch rửa tay sát khuẩn trong các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ và trong các hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi. Thường xuyên làm sạch nền nhà, bàn ghế, các đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng xà phòng và các chất sát khuẩn thông thường khác.

b) Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông phũng, chống dịch bệnh với cỏc hỡnh thức đa dạng, phong phú để mọi người dân nhận thức đúng, đủ về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh, đồng thời chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện các biện pháp phũng ngừa dịch bệnh cú hiệu quả; nghiờm cấm đưa tin thiếu chính xác gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội.

3. Cục Y tế dự phòng có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát xử lý các ổ dịch tại các địa phương, đơn vị; phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các địa phương phát động chiến dịch truyền thông phòng chống bệnh tay chân miệng, nâng cao nhận thức của cha mẹ và người chăm sóc trẻ biết cách thực hành đúng vệ sinh cá nhân và vệ sinh cho trẻ.

b) Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị y tế dự phòng thực hiện kế hoạch phòng chống dịch. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng trên phạm vi toàn quốc.

4. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh tay - chân - miệng theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác điều trị, tăng cường các cơ sở điều trị trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

5. Cục Quản lý Môi trường y tế có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và các công trình vệ sinh tại hộ gia đình, nơi công cộng.

b) Chỉ đạo các địa phương triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, chú trọng công tác vệ sinh làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi, vật dụng của trẻ trong các hộ gia đình, nhóm trẻ tập trung, nhà trẻ, mẫu giáo bằng nước xà phòng, hóa chất khử khuẩn thông thường hoặc Chlorramin B.

c) Hướng dẫn các địa phương, đơn vị sử dụng an toàn, hiệu quả các loại hóa chất khử khuẩn nước, khử khuẩn bề mặt vật dụng, nền nhà và tiệt trùng tẩy uế chất thải.

6. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm:

Tổng hợp, tham mưu, điều phối nguồn lực, kinh phí, bảo đảm hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị trong các hoạt động phòng chống bệnh tay chân miệng.

7. Các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur có trách nhiệm:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ