Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 05/CT-UBND
Ngày ban hành 14/01/2015
Ngày có hiệu lực 14/01/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Lò Mai Kiên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Sơn La, ngày 14 tháng 01 năm 2015

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BUÔN BÁN, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Trong thời gian gần đây, hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ngày càng diễn biến phức tạp do nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng gia tăng. Để tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, kinh doanh buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng và các cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vv… Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo kiểm tra các nội dung sau:

+ Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật gồm: Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh; công tác đảm bảo an toàn về môi trường.

+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh: tiêu chuẩn thuốc, nhãn mác, loại thuốc, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, chất lượng thuốc, danh mục thuốc vv…

+ Xử lý nghiêm đối với các trường hợp: Ghi thêm đối tượng cây trồng, đối tượng sinh vật hại phòng trừ so với đăng ký, khuyến cáo; hướng dẫn sử dụng thuốc không đúng với nội dung đăng ký, truy xuất nguồn gốc thuốc có nhãn ghi sai, kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn, quá hạn sử dụng, đóng gói không đủ, không có hóa đơn chứng từ. Đình chỉ lưu thông và thu hồi, trả về nơi xuất xứ; buộc tiêu hủy đối với các loại thuốc kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn, quá hạn sử dụng, không có hóa đơn, không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để truy tố theo quy định của pháp luật.

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đối với các tổ chức, các hộ gia đình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật vi phạm, tái phạm.

+ Kiểm tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại cây trồng và bảo quản nông sản: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng để phòng trừ dịch hại, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời điểm xử lý thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm đối với các hộ cố tình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt nam, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo thời gian cách ly, thuốc ngoài danh mục, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật và giải pháp kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người, vật nuôi và môi trường sinh thái.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyện môn liên quan:

+ Tập trung tuyên truyền các văn bản luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên tạp chí khuyến nông, trên các bản tin khuyến nông. Tăng cường cán bộ xuống cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật theo nguyên tắc 4 Đúng (Đúng Thuốc, Đúng liều lượng, nồng độ, Đúng lúc, Đúng cách).

+ Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức đánh giá phân loại các cửa hàng vật tư nông nghiệp theo quy định, đối với cửa hàng 02 lần liên tiếp trong năm đạt loại C thì cương quyết cho dừng hoạt động.

+ Lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản phẩm. Kiên quyết dừng thu hoạch và tiêu thụ nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Xử lý nghiêm các trường hợp Nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

+ Tổ chức tuyên truyền tập huấn về sản xuất nông sản an toàn, hiệu quả, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất rau an toàn. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn đối với các cơ sở sản xuất rau, quả, chè an toàn vi phạm. Xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng trên rau, quả, chè theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng cấm sử dụng ở Việt Nam.

2. Sở Công thương

- Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các tổ chức, các hộ gia đình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thực hiện đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức quy định của pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra hoạt động lưu thông buôn bán nông sản hàng hóa theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân đưa nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt nam vào lưu thông trên thị trường.

3. Sở Tài chính và Cục thuế

- Quản lý chặt chẽ việc kê khai giá, niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc ghi hóa đơn, chứng từ xuất nhập hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm minh các trường hợp bán thuốc bảo vệ thực vật không ghi hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật.

4. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương thường xuyên kiểm tra an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc gia cầm, trong thức ăn của người tại các nhà hàng, khách sạn, kiểm tra an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu và sản phẩm của các cơ sở chế biến thực phẩm, xử lý các nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm vi phạm.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn môi trường của các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, thải bỏ chất thải là thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật. Kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn các địa phương thu gom và xử lý bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính lập dự toán kinh phí tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật; thu gom và tiêu hủy bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đảm bảo theo quy định.

[...]