Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 05/2010/CT-UBND về xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự do Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 05/2010/CT-UBND
Ngày ban hành 30/12/2010
Ngày có hiệu lực 06/01/2011
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Huyện Hóc Môn
Người ký Văn Thị Bạch Tuyết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN HÓC MÔN
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2010/CT-UBND

Hóc Môn, ngày 30 tháng 12 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỘ, NHÓM HỘ, TỔ DÂN PHỐ, TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN VỀ
AN NINH, TRẬT TỰ

Thông tri số 22-TT/HU ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Huyện ủy và Kế hoạch số 2112/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của UBND huyện về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại cộng đồng dân cư đã được các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có kết quả, góp phần tích cực giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng các tổ chức tự quản của nhân dân về ANTT chưa đi vào chiều sâu, các hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân hoạt động mang tính hình thức, chưa phát huy tác dụng thiết thực trong phòng, chống tội phạm, giữ gìn ANTT trên địa bàn huyện.

Để khắc phục thiếu sót trên, đồng thời phát huy tính tự giác của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về ANTT và tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống sinh hoạt của từng gia đình và giữ gìn ANTT chung tại cộng đồng dân cư; phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giữ gìn ANTT (nhất là kéo giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông) trên địa bàn huyện; Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị quan tâm việc xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT, cụ thể như sau:

I. HÌNH THỨC TỔ CHỨC, QUY ƯỚC TỰ QUẢN VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT:

1. Hình thức tổ chức:

1.1. Hộ tự quản: căn cứ tính hộ tự quản là sổ hộ khẩu - KH08 (đối với hộ thường trú) hoặc số tạm trú - KH09 (đối với hộ tạm trú), đối với hộ ngăn phòng cho thuê thì mỗi phòng tính 01 hộ (quy định tại Hướng dẫn số 01/HD-PC64 ngày 18/3/2010 của Phòng PC64 về “Sử dụng biểu mẫu trong công tác của CSKV”). Các nhà tập thể (như cơ sở tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội…) không tổ chức hình thức “hộ tự quản”, tùy theo tình hình thực tế, Công an 12 xã - thị trấn có thể vận dụng các hình thức tự quản khác thích hợp.

1.2. Nhóm hộ tự quản: bao gồm hộ nhân dân trong tổ dân phố, tổ nhân dân có điều kiện quan hệ, hiểu biết nhau. Số lượng từ 08 đến 15 hộ tùy theo tình hình dân cư, vị trí địa lý, số lượng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn trên cơ sở các hộ dân liền kề, gắn kết với nhau. Trường hợp đặc biệt xét thấy không thể thành lập được các nhóm hộ (như các hộ dân ở các khu dân cư sinh hoạt khép kín, không bầu được nhóm trưởng, khu vực quá phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội nếu thành lập nhóm cũng không có tác dụng…) thì không nhất thiết phải thành lập nhóm hộ tự quản. Đối với các nhà ngăn phòng cho thuê, Công an các xã - thị trấn căn cứ vào tình hình thực tiễn có thể tổ chức các hình thức tự quản khác cho phù hợp (như: nhà trọ tự quản, nhà cho thuê tự quản…), không nhất thiết phải áp dụng hình thức nhóm hộ tự quản.

1.3. Tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản: bao gồm các hộ nhân dân trong địa bàn dân cư xã - thị trấn, do UBND xã - thị trấn đề xuất và được UBND huyện quyết định thành lập hiện nay đang hoạt động.

2. Quy ước tự quản về ANTT:

2.1. Đối với hộ tự quản:

a) Chấp hành pháp luật:

a1) Tất cả các thành viên trong hộ đều tự giác chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương về ANTT.

a2) Không có người vi phạm pháp luật về hình sự, vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực ANTT và không có người là tệ nạn xã hội các loại.

b) Phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội:

b1) Luôn có ý thức nâng cao cảnh giác và chủ động ngăn ngừa không để tội phạm lợi dụng xâm hại đến tính mạng, tài sản của hộ gia đình và không để xảy ra cháy, nổ.

b2) Tích cực tham gia cảm hóa, giúp đỡ những người thuộc diện quản lý giáo dục ở xã - thị trấn trở thành người tốt.

b3) Tích cực tham gia phát hiện, tố giác và truy bắt các loại tội phạm, giải quyết các tệ nạn xã hội.

c) Xây dựng đoàn kết:

c1) Các thành viên trong hộ luôn đoàn kết, kịp thời phát hiện, hòa giải các mâu thuẫn trong gia đình, không để phát sinh gây mất ANTT.

c2) Các thành viên trong hộ luôn đoàn kết tốt với nhân dân trong khu vực.

2.2. Đối với nhóm hộ, tổ dân phố và tổ nhân dân tự quản về:

a) Chấp hành pháp luật:

a1) Phổ biến kịp thời, đầy đủ cho các hộ trong nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân (dưới đây gọi chung là tổ) những nội dung cần thiết của các văn bản pháp luật và các quy định khác của địa phương về ANTT và tích cực đôn đốc, nhắc nhở các hộ thực hiện.

a2) Các hộ chấp hành tốt pháp luật và các quy định khác về ANTT của địa phương; không có người vi phạm pháp luật về ANTT.

b) Phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội:

b1) Thông báo kịp thời, đầy đủ tình hình cho các hộ gia đình về hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội (kể cả tình hình xảy ra trong nhóm, tổ và tình hình do Công an địa phương thông báo).

b2) Tổ chức thực hiện tốt các hình thức tự quản, tự phòng của nhân dân về ANTT.

[...]