Chỉ thị 03/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2024 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 03/CT-UBND
Ngày ban hành 05/03/2024
Ngày có hiệu lực 05/03/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Khước
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 03 năm 2024

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI - TÌM KIẾM CỨU NẠN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU NĂM 2024

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino dự báo sẽ còn duy trì đến tháng Tư với xác suất trên 90%; Hiện tượng này sẽ suy yếu và có khoảng 60% khả năng chuyển sang pha trung tính trong giai đoạn giữa năm (từ tháng 5 đến tháng 7), sau đó chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Có khoảng 11-13 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng đến đất liền; bão, áp thấp nhiệt đới sẽ tập trung nhiều hơn vào nửa cuối mùa mưa bão. Lượng mưa phân bổ không đều và phát sinh những đợt mưa lớn bất thường; các loại hình thiên tai có chiều hướng diễn biến phức tạp, khó lường.

Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời với mọi tình huống của thiên tai và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh triển khai, thực hiện những nhiệm vụ sau:

I. Nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành

1. Về công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn

- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh: Văn bản số 4359/UBND- NN4 ngày 09/6/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước; Văn bản số 5534/UBND-NN4 ngày 14/7/2023 về việc chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa lũ.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Kế hoạch số 182-KH/TU ngày 27/5/2020 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 07/5/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 17/4/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình Tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 15/6/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”; Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 06/01/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.

- Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024; kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn, chú trọng công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn, trong đó xác định lực lượng vũ trang làm nòng cốt, công tác cứu hộ cứu nạn là hoạt động quan trọng, là “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình” của lực lượng vũ trang.

- Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai (PCTT); tập huấn công tác PCTT cho lực lượng làm công tác PCTT các cấp. Lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

2. Về công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều

2.1 Hoàn thành công tác tu bổ, duy tu, bảo dưỡng đê điều và công trình đang thi công liên quan đến đê điều:

- Đối với những sự cố đê điều đã xảy ra trong các mùa lũ, bão trước cần đặc biệt quan tâm xử lý và tập trung nguồn lực để hoàn thành việc xử lý; đồng thời, lập phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa lũ, bão năm 2024.

- Huy động nguồn lực của địa phương để chủ động xử lý những sự cố phát sinh đột xuất trước, trong mùa lũ, bão và tu bổ các hạng mục cần thiết khác nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố xảy ra khi có lũ, bão.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào chống lũ, bão năm 2024.

2.2. Bảo đảm an toàn các cống dưới đê trong lũ, bão:

- Đối với những cống dưới đê đã xảy ra sự cố những năm trước, cống mới xây dựng nhưng chưa được vận hành trong điều kiện có lũ cao hoặc cống đang thi công, phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể để chủ động xử lý khi có sự cố xảy ra. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến các cống đã thi công hoàn thành nhưng chưa qua thử thách như: Cống xả trạm bơm tiêu Kim Xá, Nguyệt Đức, Ngũ Kiên,…

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các cống dưới đê, phát hiện các cống yếu, cống bị hư hỏng để sửa chữa, hoành triệt tạm thời hoặc hoành triệt vĩnh viễn các cống không đảm bảo an toàn. Việc sử dụng cống dưới đê trong mùa lũ phải chấp hành nghiêm quy trình đóng, mở.

- Đối với cống do các Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi quản lý vận hành phải có quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị và địa phương trong việc thực hiện phương án bảo vệ, xử lý các sự cố.

- Đối với những cống dưới đê khác, giao cho UBND cấp huyện chỉ định ngay tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành.

2.3. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi:

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tổng thể hiện trạng an toàn công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn; bố trí kinh phí để xử lý các đập, hồ chứa nước xung yếu, tránh xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du; trong đó ưu tiên các đập, hồ chứa có nguy cơ cao xảy ra sự cố và đập, hồ chứa có lưu vực tập trung dòng chảy nhanh.

- Rà soát, xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du, nhất là các kịch bản mưa lớn, cực đoan. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền và diễn tập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là thành phố, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

II. Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành trong tỉnh

1. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh: Là cơ quan chỉ huy, điều hành hoạt động PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh; giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo khoản 4, Điều 27, Nghị định 66/2021/NĐ-CP.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu xây dựng các kế hoạch, phương án PCTT cấp tỉnh; Chương trình công tác của Ban Chỉ huy; kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình PCTT trước lũ, từ đó đề xuất khắc phục ngay tình trạng hư hỏng công trình để kịp thời phục vụ công tác PCTT năm 2024; đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công nhất là những công trình phòng lũ, như: Kè, cống, hồ đập, cầu vượt, ngầm...

[...]