Chỉ thị 03/CT-UBND về chăm lo Tết Nhâm Dần năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 03/CT-UBND
Ngày ban hành 18/01/2022
Ngày có hiệu lực 18/01/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Phan Văn Mãi
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ CHĂM LO TẾT NHÂM DẦN NĂM 2022

Trong năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là từ khi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát, đã tác động tiêu cực trên nhiều mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022, Chỉ thị số 35/CT-TTG ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Công văn số 398-CV/TU ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Thành ủy về chăm lo Tết Nhâm Dần - năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022). Nghiêm túc quán triệt thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về việc tổ chức Tết năm 2022 và để Tết đến với mọi nhà, mọi người; thực hiện nghiêm các hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19; đến nay, Thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, góp phần thực hiện hiệu quả phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp với biến chủng mới Omicron, đòi hỏi các cấp, các ngành tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; đặc biệt là trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; đồng thời tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, “tương thân, tương ái” của dân tộc Việt Nam và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nghĩa tình; quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong dịp Tết, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết với phương châm “Tết tri ân, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm”, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố khẩn trương thực hiện các nội dung, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh thi đua sáng tạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI; tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, đảm bảo Tết đến với mọi nhà, mọi người.

a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố:

- Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, không chủ quan, mất cảnh giác với các nguy cơ dịch bệnh; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó, chỉ đạo quyết liệt đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, triển khai thực hiện trong phạm vi quản lý ngành, địa phương, phù hợp với diễn biến tình hình trong điều kiện hiện nay, không để bị động, bất ngờ; hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người để đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch. Có kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm chế độ trực Tết, xử lý, giải quyết kịp thời, hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong thời gian nghỉ Tết; không để ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm cao nhất về việc tổ chức phòng, chống dịch COVID-19 ở địa bàn mình; vận động mỗi người dân, gia đình, cùng cấp ủy, chính quyền, tham gia phòng, chống dịch quyết liệt và hiệu quả hơn.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách, phấn đấu ngay từ đầu năm để thi đua hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tạo động lực, khí thế thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI. Từ nay cho đến Tết các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai Nghị quyết của Thành ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dành nhiều thời gian đi cơ sở, nắm chắc tình hình phòng, chống dịch và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động gặp gỡ, thăm hỏi, tặng quà, chăm lo Tết phù hợp theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách với phương châm "lấy sức dân chăm lo cho dân" một cách hiệu quả, thiết thực, có ý nghĩa; thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội cho người dân; tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất tinh thần người lao động; chi trả lương, thưởng sớm để người lao động chủ động mua sắm Tết; phối hợp các đoàn thể ở địa phương quan tâm, chăm lo, tổ chức thăm hỏi các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có Tết đầm ấm, vui vẻ.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về những điều đảng viên không được làm; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Ban Bí thư khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không đi lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi trong dịp Tết. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 3899/UBND-VX ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tăng cường quản lý cán bộ, công chức, người lao động và thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố, rà soát lại quy chế làm việc, quy định của cơ quan, đơn vị theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương; sự nghiêm túc, tính chấp hành trong công tác giữa cấp trên và cấp dưới; đảm bảo tuân thủ thứ bậc hành chính và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị; đồng thời có chế độ khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt, xử lý nghiêm hành vi vi phạm tại cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền.

b) Sở Y tế thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Tập trung, nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly và điều trị phù hợp ngay khi phát hiện ca bệnh; thần tốc hơn nữa về tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, bảo đảm tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả; chuẩn bị sẵn sàng các trạm y tế lưu động tại các khu vực có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; đẩy mạnh truyền thông thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, không lơ là chủ quan ngay cả khi đã tiêm đủ 02 mũi và mũi thứ 3 vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt là dịch COVID-19 với biến chủng mới Omicron và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trước, trong và sau Tết, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội, tập trung đông người, có phương án, kịch bản đáp ứng, phòng chống dịch bệnh. Chủ động giám sát, phát hiện các tác nhân gây bệnh và xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan; có kế hoạch dự trữ thuốc, vật tư, thiết bị y tế chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại sân bay, bến xe, giám sát chặt chẽ các điểm tổ chức cách ly tập trung trong phòng dịch COVID-19... Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; duy trì tổ chức, thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các đối tượng nghi ngờ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong bệnh viện và các trường hợp người dân đủ điều kiện thực hiện cách ly tại nhà. Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Thành phố thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, tổ chức thăm hỏi, chúc Tết các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng đang ở tuyến đầu chống dịch và các lực lượng làm nhiệm vụ khác trong những ngày Tết, các đối tượng xã hội, các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch COVID-19, các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn đã di dời, bàn giao mặt bằng tại các dự án, giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đặc biệt, chăm lo, thăm hỏi các gia đình có người thân, trẻ em có cha mẹ mất do dịch COVID-19.., bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết. Việc tổ chức các đoàn đi thăm phải gọn nhẹ, tránh phô trương hình thức gây phiền hà cho các đơn vị và gia đình chính sách. Chỉ đạo và có biện pháp giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện duy trì việc làm, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 để người lao động yên tâm làm việc, người sử dụng lao động ổn định sản xuất, kinh doanh. Tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý những tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán; tăng cường công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; có các biện pháp quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở cai nghiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học viên bỏ trốn tập thể, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất, gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán.

d) Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường, giám sát và nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp thuộc địa bàn, kế hoạch trả lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho công nhân, người lao động; hỗ trợ kịp thời những doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không có khả năng chi trả lương và tiền thưởng Tết cho công nhân; không để xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãn công.

e) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức chăm lo cho học sinh, sinh viên không có điều kiện về quê ăn Tết; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc giảng dạy, học tập phù hợp với tình hình hiện nay trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19, không để bị động, bất ngờ.

2. Thực hiện tốt chủ đề năm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp". Tùy theo cấp độ dịch, tổ chức chu đáo, an toàn các lễ hội Xuân, các hoạt động thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí gắn với giáo dục truyền thống; không tổ chức các lễ, hội quá sớm trước Tết hoặc kéo dài nhiều ngày sau Tết, xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, thu lợi bất chính.

a) Triển khai các hoạt động thực hiện hiệu quả mục tiêu tổng quát năm 2022: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của kinh tế; hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của Thành phố. Giải quyết việc làm đi đôi với chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tăng cường thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh. Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 54/2017/QH17 của Quốc hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại theo phương thức mới.

b) Sở Nội vụ chủ trì hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng Đề án đầu tư xây dựng huyện thành thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Cần Giờ) hoặc thành quận (04 huyện còn lại), xây dựng Kế hoạch thực hiện để nâng cao và khắc phục các tiêu chí chưa đạt (để trở thành quận) theo Nghị quyết số Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và 1211/2016/UBTVQH13; xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Thủ Đức tham mưu trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, triển khai các nhiệm vụ chính Chương trình chuyển đổi số tại Thành phố. Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh. Triển khai Đề án tổ chức phong trào thi đua sáng tạo và các giải thưởng sáng tạo Thành phố giai đoạn 2020 - 2030, phát huy hiệu quả các nguồn lục xã hội, tính sáng tạo của các tầng lớp nhân dân cùng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

b) Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Sở Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức chu đáo, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định các lễ hội Xuân, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí gn với hoạt động Tết, trong đó, chú trọng tổ chức các hoạt động trên địa bàn ngoại thành, nông thôn; đẩy mạnh xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022) và chào mừng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn Thành phố. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và phong tục, tập quán của từng địa phương; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch nội địa, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nhiều loại hình du lịch gắn với văn hóa, tín ngưỡng, cộng đồng...

c) Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội vui chơi mừng năm mới, tổng kết năm, đón nhận các hình thức khen thưởng, các lễ kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, quận, huyện và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc một cách thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc, với thuần phong, mỹ tục. Quy mô, hình thức tổ chức các hoạt động phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phù hợp với tình hình và điều kiện hiện nay.

d) Sở Du lịch phối hợp Công an Thành phố, Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm; tổ chức thực hiện các sự kiện du lịch, chương trình du lịch kết hợp mua sắm phục vụ cho người dân và du khách phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam, lưu ý đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho người dân, du khách tại các khu vực tổ chức sự kiện, khu vui chơi giải trí, các khu vực trung tâm.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 về thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước", tiến hành tổng vệ sinh trước Tết, thu gom xử lý các loại rác thải, nạo vét khơi thông cống rãnh, chăm sóc cây xanh, làm sạch môi trường ở các đường phố, khu vực công cộng, công sở, khu dân cư, hộ gia đình tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp (riêng các khu vực tổ chức hội chợ hoa xuân, chợ hoa, tổ chức sự kiện đông người phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng trước giờ giao thừa); tổ chức trang trí hoa, bố trí cây xanh, hoa kiểng tại các trục đường trung tâm Thành phố, các khu vui chơi giải trí; kiểm tra, xử lý tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm lòng lề đường, hành lang bảo vệ đường bộ, đường điện, bờ sông, đảm bảo trật tự mỹ quan đô thị.

e) Sở Ngoại vụ, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị bảo hộ, hỗ trợ công dân ở nước ngoài, kiều bào vui xuân, đón Tết phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19. Tổ chức chu đáo buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố với Lãnh sự đoàn.

g) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các báo đài Thành phố tăng cường thông tin tuyên truyền về “Thông điệp 5K” (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế), trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh; phản ánh không khí vui Xuân, đón Tết của nhân dân; tiếp tục thông tin, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ và đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

h) Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, các báo đài Thành phố tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, phản ánh không khí vui Xuân, đón Tết của nhân dân; tiếp tục thông tin, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ và đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chủ động, tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết. Thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính, tiền tệ, chống tiền giả, rửa tiền; thị trường giá cả; công tác chống sản xuất, buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; phòng, chống cháy, nổ; các hoạt động triển khai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với những gia đình chính sách, người thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

3. Chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân

a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân, đặc biệt là mặt hàng nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng trong ngày Tết; không để xảy ra tình trạng găm hàng, tung tin thất thiệt gây tăng giá đột biến, cục bộ. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu và giá giữ xe; xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm.

[...]