Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2020 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội

Số hiệu 03/CT-UBND
Ngày ban hành 10/02/2020
Ngày có hiệu lực 10/02/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2019-2020 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Năm học 2019-2020 là năm học thứ năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục được đổi mới, phát triển, dẫn đầu cả nước về các tiêu chí: Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lp và chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên, 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn (trở lên) theo quy định. Công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp được phân tuyến hợp lý hơn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo được tăng cường.

Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục; Kế hoạch số 09-KH/BCĐ ngày 29/3/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc chỉ đạo thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 31/8/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy;

Căn cứ tình hình thực tiễn, nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác đổi mới giáo dục và đào tạo, tăng cường nền nếp, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường, cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2019-2020, cụ thể như sau:

1. Sơ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt và chỉ đạo các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm Chthị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó tập trung vào các nội dung:

1.1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo

a) Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 14/02/2014 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Kế hoạch 140/KH-UBND ngày 06/8/2014 của UBND Thành phố về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới trong công tác chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt coi trọng việc hình thành và phát triển đội ngũ: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.

b) Thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa nội dung kỹ năng số, dạy Tin học lập trình vào chương trình giáo dục phổ thông.

Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. Xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hưng đến năm 2025 (theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ); Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch thuộc lĩnh vực giáo dục theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu năm 2020:

- 100% các trường tiểu học trang bị sách giáo khoa điện tử các môn học Âm nhạc, Thủ công, Tin học cho thư viện của trường; 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị phần mềm hỗ trợ dạy học môn Lịch sử, Giáo dục công dân, Tin học;

- 100% các trường học (công lập và ngoài công lập) sdụng Hệ thống quản lý thông tin giáo dục trực tuyến của ngành giáo dục và đào tạo trong công tác quản lý, điều hành; thực hiện thông báo điểm học tập và rèn luyện miễn phí qua tin nhn OTT, email và website trường học;

- 100% các đơn vị giáo dục ứng dụng văn bản xác thực điện tử, chữ ký điện tử trong giao dịch hành chính; 70% cuộc hp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục và đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến;

- Phấn đấu 100% các trường mầm non ít nhất 4 máy tính, 01 máy chiếu; trên 80% các trường tiểu học, trung học cơ scó giáo viên Tin học; mỗi trường từ cấp tiểu học trở lên có ít nhất 01 phòng thực hành máy tính nối mạng phục vụ dạy Tin học;

- Phấn đấu 100% đơn vị giáo dục trên địa bàn đô thị thực hiện giải pháp thu phí không dùng tiền mặt; trên 40% tổng số dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực giáo dục đạt mức độ 4; 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning).

c) Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục, chú trọng qun lý chất lượng giáo dục, chất lượng đầu ra; tích cực đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi và tuyển sinh.

d) Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng các dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm và chất lượng phục vụ.

đ) Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; xây dựng và triển khai kế hoạch thí điểm giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố.

e) Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục, đào tạo; Tăng cường thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, kiểm tra các hoạt động liên kết, dạy thêm học thêm trong nhà trường; Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra liên ngành đối với các trung tâm tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, giáo dục kỹ năng sống; xử lý nghiêm các sai phạm theo thẩm quyền.

1.2. Đi mới chương trình giáo dục, công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục

Mô hình dạy học được đổi mới theo hướng mở, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Chú trọng xây dựng văn hóa học đường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương; đảm bảo an toàn cho học sinh, phòng chống các hành vi bạo lực trong học đường và xâm hại trẻ em. Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị trong việc giải quyết các vấn đề đạo đức trong và ngoài trường học trên địa bàn như bạo lực học đường, an toàn giao thông, bán hàng quán trước cng trường, tệ nạn xã hội..., tạo chuyển biến căn bản trong đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong học sinh.

a) Giáo dục mầm non: Rà soát, đánh giá, điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động tri nghiệm, khám phá của trẻ; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, cộng đồng.

b) Giáo dục phổ thông: Tập trung các điều kiện để thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Củng cố và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ svà công tác xoá mù chữ; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, đặc biệt là đối với giáo dục vùng khó khăn.

[...]