Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Số hiệu | 03/2012/CT-UBND |
Ngày ban hành | 04/10/2012 |
Ngày có hiệu lực | 14/10/2012 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Nguyễn Văn Hiếu |
Lĩnh vực | Thương mại |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2012/CT-UBND |
Bến Tre, ngày 04 tháng 10 năm 2012 |
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Chỉ thị số 16/2004/CT-BCN ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực. Công tác quản lý nhà nước về hệ thống tổ chức khuyến công đã được củng cố, ngày càng mang tính chuyên môn hoá cao hơn. Các hoạt động khuyến công đa dạng, phong phú hơn, quy mô, chất lượng các đề án khuyến công được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Hoạt động khuyến công ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ khi công tác khuyến công đi vào hoạt động, số lượng các đề án, dự án và kinh phí hoạt động khuyến công hàng năm có tăng lên. Giai đoạn 2008-2012, tổng kinh phí thực hiện là 21.443 triệu đồng để triển khai 57 dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn như: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại; đào tạo nghề, truyền nghề; thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và quảng bá sản phẩm; thực hiện 08 mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Qua kết quả thực hiện các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Bến Tre đã tạo được nền tảng thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hoạt động khuyến công vẫn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định như: Nội dung hoạt động khuyến công có đa dạng hơn nhưng vẫn chưa đầy đủ theo 07 tiểu chương trình tại Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012; công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công và sự phối hợp, lồng ghép triển khai thực hiện giữa hoạt động khuyến công với các đề án, chương trình khác vẫn còn một số hạn chế nhất định; chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội cho công tác khuyến công; việc triển khai kế hoạch khuyến công chưa đồng bộ, hoạt động khuyến công tại một số ít huyện chưa được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác khuyến công trong toàn tỉnh còn thiếu năng lực chưa đồng đều, cán bộ chuyên trách ở một số huyện thường xuyên thay đổi, điều chuyển công tác.
Để triển khai thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao theo tinh thần Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt một số việc như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp rà soát và xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách về: Khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và tiết kiệm năng lượng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước, các thông tin về hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tác nghiệp các cấp, các ngành và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn, các chuyến học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác khuyến công, sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng với các tỉnh bạn nhằm nâng cao năng lực xây dựng và triển khai các dự án, đề án khuyến công, các chương trình áp dụng tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho cán bộ làm công tác khuyến công tại địa phương.
d) Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công từng giai đoạn. Hàng năm, xây dựng các đề án khuyến công và các nguồn kinh phí khuyến công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện; phối hợp Cục Công nghiệp địa phương
- Bộ Công Thương xây dựng các đề án khuyến công để sử dụng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, xây dựng mô hình trình diễn, đầu tư phát triển sản xuất.
đ) Hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề xây dựng, thực hiện đề án khuyến công, áp dụng sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.
e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ khuyến công, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
g) Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn theo quy định, là đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến công của tỉnh.
a) Căn cứ vào kế hoạch khuyến công cho cả giai đoạn và hàng năm, khả năng cân đối ngân sách của địa phương để bố trí kinh phí khuyến công trong dự toán ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Hướng dẫn các thủ tục tài chính liên quan và cấp phát kinh phí khuyến công cho các đề án theo đúng quy định.
c) Kiểm tra quyết toán kinh phí khuyến công hàng năm theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối và vận động các nguồn kinh phí đóng góp từ các chương trình trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.
a) Phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành có liên quan tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển làng nghề phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư.
b) Mời gọi, hướng dẫn các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.
a) Tăng cường hơn nữa sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và các dự án từ nguồn kinh phí khuyến công, để tạo ra nguồn lực đủ mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách đồng bộ, toàn diện hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn kinh phí tại địa phương.
b) Đẩy mạnh công tác tìm kiếm và thông tin tuyên truyền về những công nghệ tiên tiến, phù hợp với năng lực sản xuất tại địa phương để trên cơ sở đó hoạt động khuyến công hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đăng ký thương hiệu và quyền sở hữu công nghiệp.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo nghề, truyền nghề công nghiệp nông thôn gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi: