Chỉ thị 03/2005/CT-UB về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố 5 năm 2006-2010 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 03/2005/CT-UB |
Ngày ban hành | 25/01/2005 |
Ngày có hiệu lực | 04/02/2005 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Thanh Hải |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2005/CT-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 01 năm 2005 |
VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ 5 NĂM 2006-2010
Thực hiện Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị các sở-ngành thành phố và quận-huyện thực hiện các nội dung sau đây :
Các sở-ngành thành phố và quận-huyện bám sát nội dung Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 với yêu cầu đổi mới toàn diện và sâu sắc hơn các mặt hoạt động kinh tế-xã hội gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ; đồng thời cần lưu ý các vấn đề trọng tâm sau đây :
1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố 5 năm 2006-2010 cần đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng nhanh với hiệu quả và sức cạnh tranh cao hơn giai đoạn 2001-2005. Không chỉ chú trọng đến số lượng, mà cần đặt lên hàng đầu vấn đề chất lượng của tăng trưởng và phát triển. Tức là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống và phát triển đô thị. Ngoài các chỉ tiêu kinh tế, cần tính toán xác định các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống, phát triển con người, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình đặc điểm của thành phố.
2. Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn kinh tế cả nước sẽ hội nhập hơn nữa vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ; tiếp tục thực hiện các cam kết theo lộ trình AFTA và khả năng nước ta sẽ trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố cần đặt trong bối cảnh như trên, nên vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là của doanh nghiệp cần xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.
3. Kế hoạch cần thể hiện được yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo định hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Trong nội bộ ngành cần có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ cao cấp ; tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp thâm dụng khoa học-kỹ thuật, chất xám và giá trị gia tăng cao.
4. Để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong thời gian tới, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, trong khi vốn ngân sách thành phố có hạn. Do đó, cần có các giải pháp khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư từ xã hội để tập trung vốn cho đầu tư phát triển.
5. Giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, phát huy tối đa nguồn lực trong nước ; đồng thời, tranh thủ cao nhất nguồn lực bên ngoài, đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho đầu tư phát triển ; tiếp tục củng cố, sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố quản lý.
6. Tăng cường phân cấp nhiều hơn nữa cho quận-huyện và ủy quyền cho sở-ngành trong xây dựng ; chỉ đạo và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Cấp quận-huyện là cấp chịu trách nhiệm chính đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn.
Khi xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, các sở-ngành thành phố và quận-huyện cần tập trung làm rõ các nội dung sau :
1. Đối với các sở-ngành thành phố :
1.1- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 :
Trên cơ sở tình hình 2001-2004 và dự ước 2005, các sở-ngành đánh giá sự phát triển của ngành mình dựa trên các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 mà Đại hội Đảng bộ thành phố khóa VII đã xác định ; cụ thể như sau :
1.1.1- Tốc độ phát triển ngành ;
1.1.2- Phân tích các kết quả đạt được theo mục tiêu đề ra ;
1.1.3- Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành và phân tích các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế và khả năng cạnh tranh (đối với các ngành kinh tế) ;
1.1.4- Tác động của phát triển ngành đối với sự phát triển chung của thành phố ;
1.1.5- Việc huy động các yếu tố nguồn lực để phát triển ngành và hiệu quả sử dụng các nguồn lực ;
1.1.6- Nhận định tổng quát về các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân liên quan đến phát triển ngành.
Khi đánh giá cần so sánh giữa chỉ tiêu thực hiện và chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (2001-2005) ; xác định các nguyên nhân khách quan và chủ quan chưa đạt được các mục tiêu đề ra. Lưu ý đến các yếu tố thuộc chỉ đạo, điều hành của thành phố và tổ chức thực hiện hoặc tham mưu của sở-ngành thành phố.
1.2- Dự báo và định hướng phát triển ngành giai đoạn 2006-2010 :
Trên cơ sở nhận định về tình hình kinh tế thế giới và khu vực ; kinh tế cả nước và tiềm năng của thành phố liên quan đến phát triển ngành mình, các sở-ngành thành phố đưa ra dự báo và định hướng phát triển của ngành trên các mặt :
1.2.1- Dự kiến tốc độ phát triển chung của ngành ;
1.2.2- Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành ;
1.2.3- Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thế mạnh và khả năng phát triển ;