Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2011 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng

Số hiệu 09/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2011
Ngày có hiệu lực 18/04/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Nguyễn Trung Hiếu
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 18 tháng 04 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH SÓC TRĂNG

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 - 2010

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006 - 2010:

Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, tổng sản phẩm nội tỉnh (theo giá so sánh năm 1994) tăng từ 6.722,52 tỷ đồng (năm 2005) lên 11.523 tỷ đồng (năm 2010); trong đó khu vực I tăng từ 4.033,14 tỷ đồng lên 5.542 tỷ đồng, khu vực II tăng từ 1.276,83 tỷ đồng lên 2.450 tỷ đồng, khu vực III tăng từ 1.412,55 tỷ đồng lên 3.481 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 11,38% (chỉ tiêu đề ra là 13 - 14%); trong đó khu vực I tăng bình quân 6,56%/năm, khu vực II tăng bình quân 14,38%/năm và khu vực III tăng bình quân 19,77%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 470 USD/năm (năm 2005) lên 1.070 USD/năm (năm 2010).

Tuy nhiên, với đặc thù của một tỉnh nông nghiệp nên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khá chậm. Khu vực I vẫn chiếm tỷ trọng cao; khu vực III có sự phát triển khá với tốc độ phát triển bình quân trên 19%/năm; khu vực II mặc dù vẫn tăng trưởng hàng năm (trên 14%) nhưng chiếm tỷ trọng thấp so với hai khu vực còn lại và so với đầu giai đoạn. Cụ thể, cơ cấu kinh tế năm 2005 là khu vực I chiếm 57,7%, khu vực II chiếm 19,76%, khu vực III chiếm 22,54%; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế như sau: Khu vực I chiếm 57,22%, khu vực II chiếm 14,62% và khu vực III chiếm 28,15%. Như vậy sau 05 năm, khu vực I giảm 0,48%, khu vực II giảm 5,14%, khu vực III tăng 5,61% và kết quả thực hiện được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu theo bảng thống kê tổng hợp sau:

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Kế hoạch 2006- 2010

Thực hiện năm 2006

Thực hiện năm 2007

Thực hiện năm 2008

Thực hiện năm 2009

Thực hiện năm 2010

Tăng trưởng 2006- 2010 (%)

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

%

13,5-14

12,86

13,46

10,23

10,14

10,27

11,38

2. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

USD

900

532

674

850

881

1.070

17,90

3. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)

%

 

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

39,6

54,41

54,28

56,47

54,62

57,22

-0,17

- Công nghiệp, xây dựng

30

20,89

19,87

17,15

16,14

14,62

-5,84

- Dịch vụ

30,4

24,69

25,85

26,38

29,24

28,15

4,55

4. Sản lượng lúa

1.000 tấn

1.690

1.602

1.603

1.744

1.780

1.960

3,71

* Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản

Tấn

275.000

113.950

139.000

172.500

180.220

168.000

10,73

Trong đó: Khai thác biển

42.000

31.870

34.370

34.316

38.628

43.450

8,25

5. Giá trị sản lượng thu hoạch trên 01 ha đất nông nghiệp, thủy sản

Triệu đồng

Trên 50

40,2

43,8

60

69

78

15,12

6. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994)

Tỷ đồng

9.600

4.713

6.042

6.252

6.509

7.475

12,72

7. Giá trị xuất khẩu

Triệu USD

750

333

363

336

332,15

432,37

8,29

Trong đó, xuất khẩu thủy sản

680

327

356

338

321,2

393,44

6,74

8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Tỷ đồng

16.000

7.018

9.090

12.337

15.396

21.753

32,25

9. Thu ngân sách nhà nước

Tỷ đồng

1.350

1.184

1.146

1.213

1.089

1.101

1,90

* Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

-

2.701

3.536

3.245

4.915

5.500

11,26

10. Tỷ lệ đến nhà trẻ so với dân số trong độ tuổi đến nhà trẻ

%

10

1,93

2,12

2,34

4,72

5,02

22,36

11. Tỷ lệ trẻ em đến lớp mẫu giáo so với dân số trong độ tuổi

70,1

54,9

57,49

70,1

73,1

76,5

5,80

12. Tỷ lệ học sinh tiểu học so với dân số trong độ tuổi

99,5

99,27

98,7

99,7

99,5

99,5

0,19

- Trung học cơ sở

85

73,9

74,02

73,9

80,9

87,9

3,47

- Trung học phổ thông

50

42,9

44,91

42

47,03

48,54

2,41

13. Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia

%

15

5,23

7,72

10,21

12,43

15,80

46,64

14. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%

17

22

20,5

19

18

17

-6,27

15. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

11,7

11,56

12,42

12,31

11,98

11,8

-2,53

16. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế

%

87,62

48,57

63,81

78,1

86,79

88,99

19,09

17. Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới

%

80

78,03

82,04

85,59

83,65

81,65

0,85

18. Giải quyết việc làm mới hàng năm

Lao động

20.000

20.654

20.928

20.236

20.378

22.142

1,73

* Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

30

14,42

18,9

21,68

25

30

19,12

Trong đó: đào tạo nghề

25

11,79

14,68

17,67

23,71

26,83

21,46

19. Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí năm 2005)

%

12,02

24,73

20,99

17,04

11,84

8,26

-20,23

Trong đó, hộ Khmer

%

 

38,51

33,72

30,5

27,62

24,9

-9,80

20. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

%

88,12

76

81,25

86,77

89

90

4,28

- Nông thôn

85

72

75

85

86

70

-0,14

- Thành thị

100

80

87,5

88,54

90

90

3,59

21. Tỷ lệ hộ có điện sử dụng

%

98,25

84,5

89,11

91,92

86,4

90,01

2,91

Trong đó, hộ Khmer

%

 

64,28

65,53

68,01

67,76

70,68

4,25

2. Kết quả phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu:

a) Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 6,47%/năm. Trong cơ cấu nội bộ khu vực I cũng đã có bước chuyển dịch khá rõ về tỷ trọng giữa các ngành. Cụ thể năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 56,33%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 0,93%, ngành thủy sản chiếm 42,75%, đến năm 2010 tỷ trọng tương ứng là 61,93% - 0,36% - 37,71%.

Về cây lúa: Sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 1,6 triệu tấn/năm (tăng bình quân 3,71%/năm); trong đó lúa đặc sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao, từ 23.293 ha (năm 2006) tăng lên 41.465 ha (năm 2010); đồng thời, có sự chuyển dịch một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng màu, phù hợp với chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh.

Về chăn nuôi: Thực hiện năm 2010 đàn heo của tỉnh đạt 266.970 con (giảm bình quân 0,67%/năm); đàn trâu đạt 3.327 con (tăng bình quân 12,58%/năm); đàn bò đạt 31.565 con (tăng bình quân 12,37%/năm); đàn gia cầm đạt 4,49 triệu con (tăng bình quân 16%/năm). Mặc dù có sự tăng trưởng khá nhưng ngành chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và còn chiếm tỷ trọng nhỏ (13,53%) trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.

Về nuôi thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản năm 2010 đạt 71.500 ha (tăng bình quân 1,52%/năm); trong đó nuôi tôm sú 48.298 ha (giảm 1,70%/năm), diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp đạt 26.143 ha (tăng 8,45%/năm); diện tích nuôi cá và thủy sản khác 22.580 ha (tăng 11,05%/năm), trong đó diện tích nuôi cá da trơn là 129 ha (tăng 33,87%/năm). Tổng sản lượng khai thác thủy, hải sản đạt 168.000 tấn (tăng 10,73%/năm); trong đó, sản lượng nuôi trồng 124.550 tấn (tăng 11,67%/năm), riêng sản lượng tôm là 60.830 tấn (tăng 7,27%/năm). Chế biến thủy sản đạt 61.800 tấn (tăng 12,25%/năm), trong đó tôm đông 51.899 tấn (tăng 10,16%/năm); giá trị xuất khẩu thủy sản 393,44 triệu USD (tăng 6,74%/năm).

b) Công nghiệp, thương mại, dịch vụ:

Thực hiện năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 7.475,25 tỷ đồng (tăng bình quân 12,72%/năm). Mặc dù công nghiệp có sự tăng trưởng khá trong các năm qua, nhưng mặt hàng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là công nghiệp chế biến (chiếm 99,53% giá trị sản xuất công nghiệp). Giá trị tăng thêm khu vực III đạt 3.481,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 đạt 19,77%, đóng góp 28,15% trong GDP của tỉnh. Đây là giai đoạn mà khu vực III tăng trưởng tương đối nhanh về giá trị.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 29.857 tỷ đồng (tăng 29,47%/năm); trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 21.753 tỷ đồng (tăng 32,25%/năm). Giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 432,37 triệu USD (tăng 8,29%/năm). Giá trị nhập khẩu 5,17 triệu USD (giảm 20,05%/năm), chủ yếu nhập các mặt hàng như tôm nguyên liệu, máy móc, phân bón, vải may mặc,...

Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 29 cơ sở lưu trú du lịch với trên 700 phòng (trong đó có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao), tăng bình quân 14,09% trong giai đoạn 2006 - 2010. Tỉnh hiện có 03 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành (có 01 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế). Năm 2010 tỉnh thu hút khách tham quan du lịch đạt 546.750 lượt khách (tăng bình quân 5,39%/năm), trong đó khách quốc tế là 7.800 lượt (tăng 6,54%/năm). Tổng số ngày lưu trú của khách năm 2010 đạt 85.250 lượt (tăng 6,53%/năm), trong đó lưu trú của khách quốc tế là 5.750 lượt (tăng 5,59%/năm). Tổng doanh thu từ du lịch năm 2010 đạt 60,70 tỷ đồng (tăng 10,33%/năm).

c) Huy động vốn đầu tư phát triển nước ngoài:

- Nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

Tổng giá trị giải ngân vốn ODA trong giai đoạn 2006 - 2010 là 796 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 576 tỷ đồng, vốn đối ứng là 220 tỷ đồng. Các nhà tài trợ chính trong giai đoạn này là Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cộng hòa liên bang Đức và Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Phát triển Pháp (AFD), DANIDA...

Nguồn vốn ODA đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua dù thấp so với nhu cầu nhưng đã đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các dự án được triển khai tập trung vào các lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phúc lợi công cộng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan nhà nước và cộng đồng nhân dân. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện, kích thích phát triển mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng dần mức sống nhân dân, đặc biệt là đối với vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, gián tiếp góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh còn rất thấp, mặc dù có tiềm năng kinh tế phong phú, nhưng do thị trường nội tỉnh còn quá nhỏ, sức mua yếu, kết cấu hạ tầng còn thấp kém nên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn rất nhiều hạn chế. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 04 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư là 12,4 triệu USD.

- Nguồn viện trợ của tổ chức phi chính phủ (NGO):

Tổng số tiền viện trợ NGO vào tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 là 120 tỷ đồng. Các tổ chức phi Chính phủ viện trợ cho tỉnh Sóc Trăng gồm có: Tổ chức Bánh mì thế giới, CARE, Hội hữu nghị Pháp - Việt, Hội Chữ thập đỏ Úc, ACS, SAP, Quỹ toàn cầu, ACTMANG (Nhật Bản), NOVIB (Hà Lan), Pathfinder, Heifer Project (Hoa Kỳ),...

d) Thu - chi ngân sách, huy động vốn đầu tư:

[...]