Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 02/CT-UBND
Ngày ban hành 16/03/2016
Ngày có hiệu lực 16/03/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Văn Phóng
Lĩnh vực Bất động sản,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Hưng Yên, ngày 16 tháng 03 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực từng bước đi vào nền nếp, việc sử dụng đất ngày càng có hiệu quả, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương; một số cấp ủy, chính quyền cấp xã còn buông lỏng quản lý, tự ý giao đất, cho thuê, thầu trái quy định; còn nhiều tổ chức sử dụng đất kém hiệu quả, tự ý cho thuê lại đất và tài sản gắn liền với đất không đúng quy định; chậm xử lý, xử lý không kiên quyết hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi; nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng các công trình trái phép, đào, vượt lập làm biến dạng bề mặt đất nông nghiệp, nhất là đối với phần diện tích tiếp giáp với trục đường giao thông vừa mới xây dựng và diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là GCN) chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (mới cấp được 86,3% đất sản xuất nông nghiệp, 54,2 % đất ở; 52,58% đất của các tổ chức tôn giáo); công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính mới được 73,28% diện tích và cơ sở dữ liệu đất đai chưa được cập nhật thường xuyên, đầy đủ; việc giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

Để khắc phục những yếu kém, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng nêu trên và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong diều kiện hội nhập quốc tế; UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Nghiêm cấm việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa chuyển sang mục đích khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; không được tự ý đào, đắp, xây dựng nhà ở và các công trình trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật hoặc làm ảnh hưởng đến lớp đất canh tác và biến dạng mặt đất. Trường hợp có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tuân thủ theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt và theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý nghiêm chính quyền ở những nơi buông lỏng quản lý đất đai, để phát sinh tình trạng bán đất, cấp đất trái phép; để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn, chiếm đất hành lang các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng nhà ở, công trình trái phép trên đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Phải kiên quyết tháo dỡ những công trình xây dựng trái phép trên đất trồng lúa, đất chuyển đổi cơ cầu cây trồng, nhất là vi phạm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đường điện...

Tập trung kiểm tra, rà soát và kiên quyết xử lý thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, chậm đưa vào sử dụng, sử dụng lãng phí, đầu cơ đất hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật, không đăng ký quyền sử dụng đất, kể cả trường hợp không đăng ký biến động về quyền sử dụng đất; lấn, chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi. Tổ chức rà soát việc sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất, yêu cầu phải chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật; tiếp tục xử lý đất dôi dư gắn với việc đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định và cấp GCN.

3. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ địa chính và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; đẩy nhanh tiến độ cấp GCN, trong đó tập trung cấp GCN cho các cơ sở tôn giáo, cơ quan hành chính, đất ở và hoàn thiện hồ sơ cấp đổi GCN đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sau dồn thửa đổi ruộng để đảm bảo thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Đề xuất cơ chế xử lý cấp GCN đối với các trường hợp bán đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, đất sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, về hạn mức đất ở.

4. Chủ động và tích cực thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch sử dụng đất và các dự án đầu tư được duyệt theo quy định; đẩy mạnh cải cách hành chính, nghiêm cấm mọi biểu hiện gây phiền hà trong giải quyết các thủ tục đất đai, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhằm đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

5. Trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố

a) UBND các huyện, thành phố

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, đặc biệt phải quản lý chặt chẽ đất công ích và đất sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật nếu để phát sinh tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, giao, cho thuê, thầu đất trái quy định, bán đất, cấp đất, lấn chiếm đất hành lang các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng nhà ở, công trình trái phép trên đất nông nghiệp.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; giao, cho thuê, thầu đất, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý theo quy định.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các huyện, thành phố tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, đặc biệt là những điểm mới của Luật Đất đai 2013 để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng đất trong quản lý và sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

- Chủ trì hoặc phối hợp với Thanh tra tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai; tổ chức kiểm tra, rà soát, xử lý dứt điểm những trường hợp đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa vào sử dụng, không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; năm 2016 và các năm tiếp theo, tập trung thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất công ích của các xã, phường, thị trấn và triển khai tổng rà soát trên địa bàn toàn tỉnh về các trường hợp cấp đất, bán đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, lấn, chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2004 đến nay.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ GCN cho các cơ sở tôn giáo, các tổ chức đang sử dụng đất phi nông nghiệp, đất ở và hoàn thiện hồ sơ cấp đổi GCN đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sau dồn thửa đổi ruộng; trình UBND tỉnh quy định xử lý cấp GCN đối với các trường hợp bán đất trái thẩm quyền, đất sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Đẩy nhanh việc triển khai dự án đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân của 04 huyện (Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Ân Thi) chưa thực hiện dự án VLAP.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Phát triển quỹ đất theo hướng dẫn liên Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Tài chính để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư đạt hiệu quả, giảm bớt các khiếu nại, tố cáo về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất; tạo quỹ đất sạch để giao đất cho các nhà đầu tư.

c) Sở Giao thông Vận tải:

Phối hợp với chính quyền địa phương quản lý tốt hành lang bảo vệ các công trình giao thông; không để xây dựng mới các công trình và tái ln, chiếm trên đất hành lang giao thông, đặc biệt là hành lang đường giao thông đã được giải phóng mặt bằng; tổ chức rà soát các công trình xây dựng vi phạm hành lang giao thông, đường gom công nghiệp trên quốc lộ 5, 38, 39 và đề xuất phương án xử lý.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với chính quyền địa phương quản lý tốt hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi; không để xây dựng mới các công trình và tái lấn, chiếm trên đất hành lang công trình thủy lợi,

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai, các dự án đầu tư không hiệu quả, đề xuất gia hạn thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.

g) Sở Xây dựng

Tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng, nhất là việc cấp phép xây dựng công trình của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các công trình xây dựng trái phép, kiên quyết yêu cầu tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm.

h) Sở Tài chính

[...]