Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2016 về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 02/CT-NHNN
Ngày ban hành 23/02/2016
Ngày có hiệu lực 23/02/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Văn Bình
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 02/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG CÁC TCTD VÀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, XỬ LÝ NỢ XẤU

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là NHNN) đã lãnh đạo ngành Ngân hàng đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và triển khai quyết liệt, đng bộ các nội dung của Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được ban hành theo Quyết đnh s254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án xử lý nợ xấu ban hành theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có nhiu chuyn biến tích cực và hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực tin t, ngân hàng được nâng cao, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đy tăng trưởng kinh tế.

Thực hiện Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/1/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là TCTD) quán triệt và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Mục tiêu

Giữ vững và tiếp tục cải thiện sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương đi đôi vi việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tin tệ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD mà trọng tâm là xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém; phát triển về quy mô gắn với nâng cao năng lực tài chính, quản trị và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TCTD. Kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tc thị trường mà trọng tâm là x lý nợ xấu đã được Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) mua để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ).

2. Đối với các đơn vị thuộc NHNN

a) Về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cơ quan TTGSNH) phối hợp với các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tập trung triển khai:

- Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Kế hoạch Thanh tra năm 2016 được ban hành theo Quyết định số 2367/QĐ-NHNN ngày 25/11/2015 của Thống đốc NHNN. Phát hiện và xử lý nghiêm minh các rủi ro, vi phạm pháp luật, đồng thời chủ động chuyển hồ sơ sang cơ quan công an các vụ việc có dấu hiệu hình sự và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vi phạm của TCTD. Kết luận thanh tra xác định rõ hành vi vi phạm, trách nhiệm của tập th, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.

- Tập trung thanh tra, giám sát những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, bao gồm việc góp vốn, mua cổ phần, sở hữu và chuyển nhượng cổ phần, vốn góp; hệ thống quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động và các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động; hoạt động cấp tín dụng và đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; tập trung tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng, kỳ hạn, đặc biệt là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, các dự án đầu tư trung, dài hạn, dự án BOT, BT, BTO; cho vay, đầu tư của TCTD đối với khách hàng lớn/nhóm khách hàng lớn, cổ đông lớn và người có liên quan của các cđông lớn; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, thực trạng chất lượng tín dụng, nợ xu; cơ cấu lại nợ; miễn, giảm lãi; chấp hành quy định về lãi sut; hoạt động đầu tư tài chính, ủy thác, mua bán nợ, tài sản; dự thu lãi; hoạt động ngoại hi và kinh doanh vàng; đánh giá kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại và phương án xử lý nợ xấu của TCTD; đánh giá mức độ đủ vốn, thanh khoản và thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh của TCTD.

- Thanh tra, giám sát chặt chẽ các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), đặc biệt là các QTDND yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các QTDND chưa được thanh tra ít nhất 2 năm qua nhằm phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm những tồn tại, yếu kém, vi phạm, tình trạng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tiền mặt, tiền vốn huy động, cho vay, thu nợ, giải ngân; địa bàn và phạm vi hoạt động; năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, các chính sách, quy định nội bộ; tổ chức công tác kế toán, quản lý tài chính và an toàn kho quỹ.

- Cơ quan TTGSNH tăng cường thanh tra trách nhiệm của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, cấp phép, thanh tra, giám sát các TCTD; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là các QTDND trong việc triển khai các Đề án cơ cấu lại và Đề án xử lý nợ xu theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền, chỉ đạo của Thng đốc NHNN.

- Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định, khuyến nghị, cảnh báo về thanh tra, giám sát của các tổ chức thanh tra nhà nước, cơ quan kiểm toán nhà nước; kiên quyết xử lý những đối tượng không chấp hành hoặc chấp hành không đúng kết luận thanh tra.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh, chuẩn hóa các công cụ, mô hình, chỉ tiêu, quy trình giám sát hỗ trợ cho công tác giám sát và cảnh báo vĩ mô, vi mô; khai thác có hiệu quả các sản phẩm thông tin của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phục vụ cho yêu cầu giám sát, cảnh báo nợ xấu, rủi ro tín dụng đối với từng TCTD. Tăng cường hoạt động giám sát chuyên sâu theo chuyên đ, lĩnh vực, trong đó ưu tiên giám sát chặt chẽ các TCTD yếu kém, TCTD được kiểm soát đặc biệt và việc triển khai các phương án, giải pháp chn chỉnh, củng cố.

- Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, tài liệu, kết quả giám sát, thanh tra, cấp phép giữa các đơn vị trong hệ thống Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Tổ chức làm việc, tiếp xúc thường xuyên với TCTD đ nm bt tình hình hoạt động, yêu cầu giải trình, làm rõ những vấn đề bất thường và đxuất biện pháp xử lý.

- Thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; không để phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp liên quan đến hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong thời gian din ra các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các sự kiện quan trọng khác của đất nước.

- Thực hiện tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1491/QĐ-NHNN ngày 29/7/2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 28/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chng tội phạm trong ngành Ngân hàng.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, Bộ, ngành hữu quan, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự Đng NHNN với Ban Nội chính Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án các cấp...) trong việc xử lý những vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tổ chức thực hiện tt công tác giám định tư pháp theo yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định và phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Về công tác cơ cấu lại các TCTD

- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, đề xuất định hướng, giải pháp cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ và chế độ báo cáo được quy định tại Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/4/2012 và các văn bản chỉ đạo hiện hành của Thống đốc NHNN.

- Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại; nhà đầu tư có đủ điều kiện tham gia cơ cấu lại các TCTD để xử lý TCTD yếu kém, tăng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD. Thực hiện chủ trương cấp phép thận trọng, linh hoạt; tiếp tục sử dụng cấp phép như là công cụ hữu hiệu trong cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép thành lập QTDND và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng thương mại (NHTM); xây dựng và triển khai tiêu chí cấp phép mới đối với một số loại hình TCTD theo hướng phù hợp và chặt chẽ hơn.

- Tập trung triển khai cơ cấu lại các NHTM được NHNN mua lại trong thời gian qua theo phương án được phê duyệt. TCTD yếu kém, TCTD không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, TCTD không có phương án cơ cấu lại khả thi hoặc không thực hiện được phương án cơ cấu lại được phê duyệt sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp xử lý của Nhà nước thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể, phá sản. Áp dụng biện pháp phá sản đối với các TCTD yếu kém mà việc phá sản không ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD.

- Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống QTDND; kiên quyết xử lý các QTDND yếu kém, không để xảy ra đổ vỡ gây mất ổn định kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng ở địa phương. Xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020”; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các tổ chức tài chính vi mô, chương trình/dự án tài chính vi mô an toàn, hiệu quả.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển các NHTM Nhà nước đóng vai trò là lực lượng chủ đạo, chủ lực bảo đảm sự ổn định trên thị trường tiền tệ và an toàn của hệ thống các TCTD. Triển khai phương án nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD, áp dụng chuẩn mực vn Basel II và các nguyên tc quản trị rủi ro theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế đi đối với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai các biện pháp khuyến khích và bắt buộc (trong một số trường hợp cần thiết) tăng vn điều lệ để cải thiện năng lực tài chính và mức độ an toàn. Kiểm soát việc phân phối lợi nhuận của các TCTD; tăng vốn điều lệ bằng nguồn lợi nhuận phân phi và huy động vốn từ các nhà đầu tư trong nước, quốc tế.

- Cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của TCTD; tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý vi phạm sở hữu vn của cđông lớn, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo, lợi ích nhóm trong các NHTMCP; cơ cấu lại các công ty con, công ty liên kết, hạn chế mở rộng đầu tư ngoài lĩnh vực tài chính; đy mạnh thoái vn đầu tư của các TCTD trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp; phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương đẩy mạnh thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các TCTD.

c) Về công tác xử lý nợ xấu

[...]