Báo cáo 8993/BC-BGTVT năm 2013 về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 8993/BC-BGTVT
Ngày ban hành 29/08/2013
Ngày có hiệu lực 29/08/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Thương mại,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8993/BC-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2013

 

BÁO CÁO

VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Kính gửi: Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội

Thực hiện Kế hoạch số 1136/KH-UBQPAN ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp nghe báo cáo, giải trình về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyn, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xin báo cáo như sau:

I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VKINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo điều hành

a) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thực hiện các quy định về kinh doanh vận tải đường bộ của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận ti bằng xe ô tô và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP; Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

b) Công tác chỉ đạo, điều hành

Trong năm 2013, đtriển khai Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 620/QĐ-BGTVT ngày 14/3/2013 về Chương trình hành động của Bộ GTVT và Chỉ thị số 02/CT-BGTVT ngày 18/3/2013 về tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của tai nạn giao thông (TNGT) nói chung và đặc biệt là sự gia tăng các vụ TNGT nghiêm trọng trong vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT nghiêm trọng trong hoạt động vận tải. Đồng thời, Bộ cũng ban hành Chthị số 10/CT-BGTVT ngày 13/6/2013 về triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm kéo giảm TNGT trong hoạt động vận tải đường bộ và phối hợp với y ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng Chương trình hành động và tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai Chỉ thị số 12/CT-TTg. Với những chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cùng với sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương, tình hình TTATGT trong tháng 7 và tháng 8/2013 đã có những chuyển biến tích cực. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 7/2013, toàn quốc xảy ra 2.368 vụ (giảm 71 vụ so với tháng 6/2013), làm chết 736 người (giảm 56 người so với tháng 6/2013), làm bị thương 2.297 người (giảm 224 người so với tháng 6/2013). Các số liệu thống kê của tháng 8/2013 tiếp tục phản ánh diễn biến phức tạp của TNGT nhưng cả ba tiêu chí vẫn tiếp tục giảm so với tháng 7, đặc biệt là số người chết giảm được 6 người (còn 728 người). Mặc dù trong hai tháng qua vẫn còn xảy ra TNGT do xe ô tô kinh doanh vận tải gây ra nhưng số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng cũng đã giảm xuống.

2. Tình hình hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Sản lượng vận tải hành khách và hàng hóa bằng đưòng bộ: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2013, vận tải hành khách bằng đường bộ đạt 1.599,9 triệu lượt khách (chiếm 91,7% sản lượng toàn ngành), tăng 4,8% và 52,4 tlượt hành khách.km (chiếm 71,9%), tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hóa bằng đường bộ ước tính đạt 447,8 triệu tấn (chiếm 78% sản lượng toàn ngành) tăng 3,6% và 34,8 tỷ tấn.km (chiếm 30,9%), tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy, vận tải đường bộ vẫn là phương thức vận tải chủ đạo trong hệ thống vận tải ở nước ta.

Phương tiện kinh doanh vận tải: tính đến ngày 15/8/2013, cả nước có 110.965 xe ô tô chkhách, 669.754 xe ô tô vận tải hàng hóa các loại đang hoạt động.

Việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải: tính đến ngày 15/8/2013, các Sở GTVT đã cấp 8.084 Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho các đơn vị kinh doanh vận tải (KDVT), trong đó 7.660 Giấy phép KDVT hành khách, 424 Giấy phép KDVT hàng hóa bằng công-ten-nơ.

Mạng lưới tuyến vận tải hành khách cđịnh: đến ngày 15/8/2013, mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô gồm 5.043 tuyến với 19.682 xe ô tô đang hoạt động (trong đó có 543 tuyến có cự ly trên 1.000km, 4.500 tuyến cố định liên tỉnh có cự ly dưới 1000 km và nội tỉnh).

Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: tính đến ngày 15/8/2013, tại 54/63 tỉnh, thành phố đã có dịch vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt với trên 615 tuyến, 8.253 phương tiện, tập trung chủ yếu tại Hà Nội (1.300 xe trên 86 tuyến) và Thành phố Hồ Chí Minh (2.849 xe trên 149 tuyến), phục vụ trên 400 triệu lượt hành khách/năm mỗi thành phố.

Hoạt động VTHK bằng xe taxi: đến ngày 15/8/2013, cả nước có 49.654 xe taxi đang hoạt động, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phHồ Chí Minh.

Hệ thống bến xe, trạm dừng nghỉ: Hiện cả nước có 410 bến xe khách được xếp loại từ loại 6 đến loại 1, có 20 trạm dừng, nghỉ đã được đưa vào khai thác phục vụ hành khách trên các tuyến VTHK liên tỉnh. Bộ GTVT đang triển khai lập quy hoạch mạng lưới trạm dừng, nghỉ trên hệ thống quốc lộ, dự kiến sẽ phê duyệt trong năm 2013.

Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa: Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP của Chính phủ mới chỉ quy định điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh cho loại hình vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô chở công-ten-nơ. Đi với vận tải hàng hóa nguy him, hiện nay đang thực hiện việc cấp Giấy phép vận chuyển cho từng chuyến xe hoặc theo từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng theo quy định tại Nghđịnh số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ gii đường bộ. Hoạt động vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hiện đang được quản lý bằng việc cấp giấy phép vận chuyển cho từng chuyến xe theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010. Hiện tại, chưa có quy định nào về điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường.

3. Đánh giá công tác quản lý kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

a) Công tác quản lý nhà nước

Một skết quả đạt được

Sau hơn 4 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ GTVT, công tác quản lý nhà nước về vận tải bằng xe ô tô đã đạt được những chuyn biến tích cực, cụ thể như sau:

- Bộ GTVT và các địa phương đã dần hoàn thiện bộ máy tổ chức, sắp xếp và quy định lại chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn nhân sự cho các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải tại Bộ và các S GTVT.

- Công tác quản lý cấp Giấy phép KDVT, cấp phù hiệu, biển hiệu cho các đơn vị KDVT và phương tiện hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt, taxi, du lịch và hợp đồng được thực hiện tương đối có nề nếp trên phạm vi toàn quốc.

- Mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt đã phát triển rộng khắp, mạng lưới bến xe, trạm dừng nghỉ đang dần được phát triển, phân bố hợp lý, tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Chất lượng phương tiện vận tải, dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến, dịch vụ tại các bến xe, trạm dừng nghngày càng được nâng cao.

[...]