Báo cáo 79/BC-CP năm 2017 thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 do Chính phủ ban hành

Số hiệu 79/BC-CP
Ngày ban hành 10/03/2017
Ngày có hiệu lực 10/03/2017
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Đào Ngọc Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/BC-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2017

 

BÁO CÁO

VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2016

Kính gửi: Quốc hội.

Thực hiện Điều 25 Luật Bình đẳng giới, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 với những nội dung cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội

Sau gần 10 năm Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành, việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện bài bản hơn. Năm 2016, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bình đẳng giới đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới1.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 đã tạo ra khung pháp lý chặt ch, mang tính nguyên tc, định hướng nội dung, quy trình của việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngay sau khi Nghị định được ban hành, hầu hết các Bộ, ngành đã tiến hành triển khai, hướng dẫn việc thực hiện Luật trong đơn vị mình, trong đó lưu ý các vấn đề mới liên quan đến nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Một số Bộ như Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động ban hành Thông tư quy định về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý, trong đó nội dung Thông tư đã bám sát các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật bình đng gii về việc lng ghép vấn đề bình đng giới.

Theo báo cáo về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của các Bộ, ngành, địa phương2, việc xây dựng, ban hành và triển khai các quy định của Luật Bình đẳng giới đã được Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, về cơ bản, các nguyên tắc bình đẳng giới, trình tự lng ghép vấn đề bình đẳng giới đã được áp dụng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực quản lý. Một số đơn vị đã ch động xây dựng các chính sách riêng nhằm hỗ trợ phụ nữ3.

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Qua theo dõi báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, mặc dù việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm song còn mức độ hạn chế. Đây là một trong các nội dung còn tồn tại trong triển khai công tác bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác truyền thông về bình đẳng giới. Cụ thể như:

- Định hướng các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới cho mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục duy trì hoạt động truyền thông về bình đẳng giới dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Nhiều địa phương đã có sáng kiến hay trong việc tổ chức các hoạt động truyền thông thu hút được sự tham gia của đông đảo qun chúng nhân dân4.

- Triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

- Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (Tháng hành động). Năm 2016 là năm đầu tiên Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức Tháng hành động với chủ đề “Chung tay xóa bỏ bạo lực đi với phụ nữ và trẻ em gái” từ ngày 15/11-15/12 trên phạm vi toàn quốc. Nhiều thông điệp, hình ảnh truyền thông kêu gọi mọi người dân cùng chung tay xóa bỏ bất bình đng giới và chm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã được lan tỏa rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã có 07 Bộ, ngành, 55 tỉnh, thành phố, 18 tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động, thu hút hàng vạn người trực tiếp tham gia.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới

a) Tổ chức, bộ máy làm công tác bình đẳng giới

Thực hiện quy định về cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội5, hầu hết các địa phương đã giao việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới đảm nhiệm. Riêng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ Phòng Bình đẳng giới và một số tỉnh như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lai Châu tiếp tục giao cho Văn phòng Sở thực hiện công tác này.

Tổng hợp số liệu từ các báo cáo cho thấy, cả nước hiện có 1.089 cán bộ làm công tác bình đẳng giới, trong đó: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 143 người (nữ chiếm 75%); cấp huyện là 946 người (nữ chiếm 70,7%); cấp xã công tác bình đẳng giới do cán bộ phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm (riêng Thành phố Hồ Chí Minh và Sóc Trăng có 1/2 cán bộ làm công tác bình đẳng giới).

Trong 143 cán bộ làm công tác bình đẳng giới tại cấp tỉnh/thành phố có 78 cán bộ chuyên trách, còn lại phần lớn là cán bộ Lãnh đạo hoặc phụ trách kiêm nhiệm. Trung bình mỗi Sở có 2 cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Tuy nhiên, nếu xét riêng thì sự phân bổ cán bộ ở các địa phương không đều, phần lớn các Sở chỉ giao cho 01 cán bộ thực hiện công tác này. Như vậy, số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới hiện nay còn ít so với yêu cầu triển khai nhiệm vụ được giao. Nhiều địa phương còn chưa bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới. Điều này cho thấy, việc bố trí nguồn lực cho thực hiện công tác này còn chưa được quan tâm đầy đủ và đúng mức.

b) Hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới

Nhằm góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và đồng thời xây dựng, phát triển các tài liệu về lĩnh vực công tác này.

4. Xây dựng, duy trì các mô hình cung cấp dịch vụ, hỗ trợ bình đẳng giới

Việc xây dựng và triển khai một số mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới thông qua Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong giai đoạn 2011 - 2015 được đánh giá là đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới Việt Nam.

Ngày 26/8/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình này đã bao gồm nội dung về xây dựng và triển khai một số mô hình cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Việc triển khai các mô hình này gắn liền với việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 và Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn đến 2030.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng đề xuất Dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. Dự án sẽ được thực hiện tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017-2019. Một số tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế cũng đã phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thí điểm các mô hình phòng chống bạo lực trên cơ sở giới như: Actionaid, Plan, Csaga,...

5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

Năm 2016, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới đã được nhiều Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

[...]