BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 57/BC-BCT
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 05 năm 2013
|
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ 04 THÁNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VẬN CHUYỂN VÀ
KINH DOANH GIA CẦM, SẢN PHẨM GIA CẦM NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP
Bộ Công Thương báo cáo kết quả 04
tháng triển khai thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh
gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép (Đề án 2088) như sau:
I. TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Các Bộ, ngành
trung ương
a. Bộ Công Thương
Được giao nhiệm vụ cơ quan thường trực
thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia
cầm nhập khẩu trái phép, Bộ Công Thương đã triển khai các công việc: tổng hợp
báo cáo của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; cập nhật số liệu kiểm tra, xử lý vi phạm hàng tuần, tháng báo cáo
Văn phòng Chính phủ; chuẩn bị chương trình nội dung các Hội nghị trực tuyến về
phòng ngừa, ngăn chặn việc kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo
đảm an toàn thực phẩm. Dự thảo, đưa lên trang tin điện tử của Bộ Công Thương Sổ
tay hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong vận chuyển, kinh doanh gia cầm,
sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ khen
thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thời gian qua. Cục trưởng
Cục Quản lý thị trường trực tiếp kiểm tra tình hình gia cầm nhập khẩu trái phép
tại tỉnh Cao Bằng và một số địa bàn khác như Báo Tiền phong và các phương tiện
thông tin truyền thông khác đã đưa tin; thực hiện những công việc khác theo yêu
cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ Công
Thương đã ban hành 27 văn bản triển khai thực hiện Quyết định 2088/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ; 10 văn bản chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường xây dựng kế
hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm,
sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; 06 văn bản xử lý các vấn đề khác liên
quan đến Quyết định 2088.
b. Bộ Công an
Ban hành Kế hoạch số 5261/KH/C41-C49
về phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;
04 kế hoạch về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động buôn
bán, vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu không rõ nguồn gốc; 04 công điện chỉ đạo
Công an các đơn vị, địa phương rà soát lên danh sách các đường dây, ổ nhóm, đối
tượng hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu; đề nghị Công an 24 tỉnh,
thành phố khu vực phía Bắc phối hợp với các đơn vị Biên phòng, Hải quan, Quản
lý thị trường… tổ chức công tác trinh sát, tuần tra, chốt chặn để phát hiện và
xử lý vi phạm và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, thống kê số liệu;
văn bản kiến nghị UBND Thành phố Hà Nội về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ
môi trường, vệ sinh thú y và ATVSTP tại chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội),
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sơn La tăng cường chấn chỉnh
công tác kiểm dịch động vật và xử lý cán bộ thú y có hành vi vi phạm quy trình
kiểm dịch động vật, hợp thức hóa gà Trung Quốc thải loại trên thị trường.
Công an 18 tỉnh, thành phố trọng điểm
tổng rà soát lập danh sách 123 đối tượng tham gia hoạt động buôn bán, vận chuyển
gia cầm nhập lậu: Lạng Sơn 37 đối tượng, Quảng Ninh 27 đối tượng, Lào Cai 16 đối
tượng, Hà Nội 12 đối tượng… Đã tiến hành gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, giáo dục,
cam kết không vi phạm pháp luật đối với 123/123 đối tượng, đến nay có 84/123 đối
tượng đã chấm dứt hoạt động, 39/123 đối tượng còn biểu hiện hoạt động nhưng chủ
yếu hoạt động lẻ, vận chuyển với số lượng nhỏ, diễn ra không thường xuyên tại
khu vực giáp biên.
c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Ban hành 02 công điện khẩn về việc
tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới
phía Bắc và phòng ngừa dịch cúm H5N1 và H7N9; các văn bản chỉ đạo Chi cục Thú
y, Kiểm dịch động vật vùng tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm
soát, ngăn chặn và xử lý tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, lấy mẫu
kiểm tra vi rút cúm gia cầm, tồn dư hóa chất độc hại phục vụ đánh giá nguy cơ,
không thực hiện nuôi cách ly kiểm dịch để bán phát mại; chỉ đạo Cơ quan Thú y
vùng I trực tiếp kiểm tra đôn đốc và hỗ trợ Chi cục Thú y Hà Nội trong việc kiểm
soát, kiểm dịch gia cầm tại chợ Hà Vĩ và khu vực kinh doanh gia cầm giống tại
Phú Xuyên; công bố trên mạng thông tin điện tử của Bộ quy trình tiêu hủy gia cầm;
cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất, cung cấp giống gia cầm để người dân được
biết; theo dõi, chỉ đạo sát sao việc xử lý sai phạm trong công tác kiểm dịch đối
với lô hàng 2.335 con gà thịt còn sống vận chuyển từ Sơn La đi Lai Châu ở Chi cục
Thú y Sơn La.
d. Bộ Quốc phòng
Ban hành 02 công điện chỉ đạo các đơn
vị quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển gia cầm nhập khẩu trái phép tại các văn bản
số: 2088/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2012; số 433/TB-VPCP ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Văn phòng Chính phủ; các văn bản quản lý Nhà nước khác như Quyết định
số 5737/QĐ-BCT ngày 28/9/2012 của Bộ Công thương về việc công bố tạm thời các
danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại
quan; văn bản chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục Cảnh sát biển tăng cường
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, nhập lậu gia súc, gia cầm, sản
phẩm gia cầm tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, cách gà cửa khẩu, khu vực tập
kết hàng hóa gần biên giới, khu vực chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt,
nội thủy và đường biển.
f. Bộ Y tế
Ban hành nhiều công điện triển khai
công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9) trên người; văn bản số 472/ATTP-TTg
ngày 25 tháng 3 năm 2013 chỉ đạo thanh tra, hậu kiểm các cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống, kinh doanh thịt gia cầm trên các địa bàn trọng điểm;
Tiếp tục đăng tải "Thông điệp
Ngăn chặn tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu" trên Website của
Cục An toàn thực phẩm; chỉ đạo 31 địa phương vận động cơ sở cam kết và tự treo,
dán thông điệp với các nội dung hưởng ứng như: Cơ sở nói không với gà nhập lậu";
"Cơ sở cam kết không sử dụng gà nhập lậu, thực phẩm không an toàn";
"Cơ sở cam kết chỉ kinh doanh thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ
ràng".
Ngày 20/03/2013, lấy 05 mẫu thịt gà sống
không rõ nguồn gốc trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chợ Hà Vĩ và chợ đầu mối phía
Nam) để kiểm nghiệm nhưng chưa phát hiện tồn dư một số Hormone nhóm Corticoid,
Testosterone, Progesterone và Trenbolone.
d. Bộ Tư pháp
Phối hợp với các Bộ Công Thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế rà soát, xây dựng các nghị định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, thú y, an toàn thực phẩm để triển
khai thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt chú ý quy định các hành
vi vi phạm có liên quan đến việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia
cầm nhập khẩu trái phép, bảo đảm xử lý nghiêm minh và có tính răn đe, phòng ngừa
cao đối với các hành vi vi phạm; phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng Sổ tay hướng
dẫn các quy định xử phạt vi phạm đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh gia cầm,
sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
2. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố
a. Thành
phố Hà Nội ban bành Chỉ thị về việc ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển,
tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an
toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố; 04 Quyết định phê duyệt đề án quản lý việc
vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2012-2015, phương án ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển, tiêu
thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn
thực phẩm tại Chợ Hà Vĩ, chợ đầu mối và các chợ khác trên địa bàn thành phố Hà
Nội, thành lập Đội Cơ động kiểm tra liên ngành thành phố về gia cầm nhập lậu;
ký 14 Bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm
và sản phẩm gia cầm giữa UBND Thành phố Hà Nội với UBND Tỉnh, Thành phố trọng
điểm phía Bắc và đã gửi cho UBND các Tỉnh, Thành phố. Đến nay, đã nhận được Bản
thỏa thuận của 10 tỉnh đã ký (04 tỉnh chưa nhận được: Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc
Ninh, Yên Bái).
Sở Công thương Hà Nội đã có văn bản gửi
UBND huyện Thanh Trì triển khai thực hiện theo chỉ đạo tại văn bản số
70/TB-VPCP ngày 08/2/2013 của Văn phòng Chính phủ. Đến nay, UBND huyện Thanh
Trì đang chờ lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì để thực hiện.
Phát hiện, kiểm tra, bắt giữ 93 vụ,
thu giữ 25.660 kg gà lông, 172.780 quả trứng gà Trung Quốc, 12.047 kg phụ phẩm
gia cầm, 10.673 con gà giống, 500 con vịt con, 4.292 kg gà thịt, xử phạt vi phạm
hành chính 95,35 triệu đồng.
Xử lý nghiêm 02 vụ việc vi phạm mà chủ
xe, chủ hàng vi phạm có địa chỉ thường trú tại tỉnh Bắc Giang (Chi tiết tại Phụ
lục 02 kèm theo), trong đó lần đầu tiên tịch thu phương tiện vận chuyển xe ô tô
BKS 98C-02077 do vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
b. Tỉnh Lạng
Sơn ban hành 02 Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo về tác hại của việc
kinh doanh, vận chuyển, tiêu dùng gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không
qua kiểm dịch đối với sức khỏe của nhân dân, với ngành chăn nuôi trong nước; 02
văn bản thực hiện đợt cao điểm về kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh
doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; các văn bản khác chỉ đạo
các Đồn biên phòng, Chi cục Quản lý thị trường, Hải Quan, Công an tăng cường tuần
tra, kiểm soát, lập 13 điểm chốt chặn 24/24 giờ tại các khu vực, đường mòn trọng
điểm qua lại biên giới, điều tra, trinh sát và tổ chức kiểm tra, triệt phá các
chủ đầu nậu, các đường dây, tụ điểm kinh doanh, vận chuyển, chứa chấp gia cầm
và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; làm rõ và xử lý nghiêm việc cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch khống, giấy kiểm dịch giả; duy trì hoạt động của Đội kiểm
tra liên ngành về phòng chống gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Kết quả đã kiểm tra, xử lý 247 vụ,
thu giữ 140.229 con gà giống, 1.473kg vịt con, 2.023 kg chim, 53.002 kg gà thịt,
xử phạt vi phạm hành chính 92,25 triệu đồng.
c. Tỉnh
Quảng Ninh xây dựng và ban hành 05 kế hoạch, 03 quyết định, 05 văn bản về triển
khai thực hiện đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm nhập
khẩu trái phép. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số
39/2013/QĐ-UBND ngày 08/01/2013 quy định tất cả các loại gia súc, gia cầm và sản
phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu bị bắt giữ trên địa bàn tỉnh phải tiêu hủy, chi
phí tiêu hủy do chủ hàng chi trả; chỉ đạo các lực lượng chức năng thống nhất
trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành vi vận chuyển, kinh doanh gia cầm,
sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ phương
tiện tối đa 60 ngày để điều tra, xác minh.
Kết quả kiểm tra, xử lý 78 vụ, thu giữ
52.060 quả trứng Trung Quốc, 35.130 kg phụ phẩm chế biến, 170.688 con gà giống,
3.546 kg chim, 30.406 kg gà thịt, xử phạt vi phạm hành chính 119,5 triệu đồng.
d. Tỉnh Bắc
Giang ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của
Đoàn kiểm tra liên ngành cơ động phòng, chống dịch động vật tỉnh: 02 Kế hoạch
phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả hoạt động vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản
phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng nâng cao nhận thức của nhân dân về tác
hại của việc vận chuyển, kinh doanh, sử dụng gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm
nhập khẩu trái phép, tố giác và không tiếp tay những đối tượng vi phạm để bảo vệ
và phát triển chăn nuôi trong tỉnh, các văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về vận chuyển, kinh
doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; xem xét, phê duyệt Đề án
"Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo tiêu chuẩn VietGap".
Kết quả kiểm tra, xử lý 10 vụ, thu giữ
17.600 con gà giống 273kg + 900 con chim, 1.310 kg gà thịt, xử lý vi phạm hành
chính 20,65 triệu đồng.
e. Tỉnh
Cao Bằng ban hành Công điện chỉ đạo các lực lượng chức năng trong tỉnh thực hiện
nghiêm các nội dung của Quyết định số 2088 của Thủ tướng Chính phủ; 03 kế hoạch,
06 văn bản tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hoạt động nhập lậu, vận
chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; chỉ đạo Ban
chỉ đạo các chợ cho hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh, tiêu thụ gia cầm,
sản phẩm gia cầm nhập lậu; kết hợp giữa công tác kiểm tra, kiểm soát với tuyên
truyền bằng nhiều hình thức đưa thông tin tới người tiêu dùng không sử dụng gia
cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Kết quả kiểm tra, xử lý 23 vụ, thu giữ
6.360 quả trứng gà Trung Quốc, 284 con gà giống, 20 con gà lông, 1.074 kg gà thịt,
xử lý vi phạm hành chính 15,85 triệu đồng, trị giá tịch thu tiêu hủy 44,06 triệu
đồng.
f. Tỉnh
Lai Châu ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và các Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc
mục tiêu, giải pháp, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, ngăn chặn việc vận
chuyển, kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép; bố trí lực lượng trực kiểm tra
24/24 giờ tại 4 chốt kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh và khu kinh tế cửa khẩu
Ma Lù Thàng, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận
chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, không rõ nguồn
gốc, không qua kiểm dịch; chỉ đạo 8/8 huyện, thị xã, 100% tổ chức, cá nhân kinh
doanh trên địa bàn ký cam kết chỉ kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn
gốc rõ ràng, không kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; xử
lý sai phạm trong công tác kiểm dịch vận chuyển đối với lô hàng 2.335 con gà thịt
còn sống từ Sơn La đi Lai Châu ở Chi cục Thú y Sơn La.
Kết quả kiểm tra, xử lý 12 vụ, thu giữ
939 kg gà thịt, 5.118 con gà giống, xử lý vi phạm hành chính 8.550.000 đồng, trị
giá tiêu hủy 120 triệu đồng.
Các tỉnh, thành phố khác như: Yên
Bái, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Phòng
cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ban, ngành trên địa bàn triển khai thực
hiện Quyết định số 2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. KẾT QUẢ KIỂM
TRA, XỬ LÝ
Qua 04 tháng triển khai thực hiện Đề
án, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý được 768 vụ, thu giữ 32.006 kg
gà lông, 96.274 kg gà thịt, 446.993 quả trứng gà Trung Quốc, 96.799 kg phụ phẩm
gia cầm nhập lậu (nội tạng, chân, cổ, cánh), 626.512 con gà giống, 4.990 vịt
con, 6.913 kg chim, tịch thu tiêu hủy 1.030,5 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành
chính 625,25 triệu đồng.
Công tác ngăn chặn, kiểm tra, xử lý
vi phạm đã được triển khai đồng loạt, trên toàn tuyến; gà nhập lậu được phát hiện
ngăn chặn kịp thời, quyết liệt ngay từ các tỉnh biên giới, đặc biệt là Lạng
Sơn, Quảng Ninh; tình hình vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái
phép tại các tỉnh trong nội địa nhất là Hà Nội đã giảm. Cụ thể: Quảng Ninh bắt
giữ, xử lý 30.406kg gà gấp hơn 7 lần so với Hà Nội; Lạng Sơn 53.000kg gấp hơn
10 lần so với Hà Nội; Số lượng con giống nhập lậu bị bắt giữ, xử lý tăng cao
ngay từ địa bàn các tỉnh biên giới như: Quảng Ninh 170.688 con gấp 17 lần Hà Nội
(10.673 con), Lạng Sơn 267.062 con gấp 25 lần Hà Nội. Con giống và trứng không
chỉ nhập lậu theo tuyến Quảng Ninh, Lạng Sơn mà còn đi vòng đường Cao Bằng, Lào
Cai, Tuyên Quang đưa vào nội địa.
(Phụ lục số 01: Tổng hợp kết quả kiểm
tra, xử lý; Phụ lục số 02: Một số vụ việc điển hình)
III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN
XÉT CHUNG
Sau 04 tháng triển khai thực hiện Quyết
định số 2088, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ,
ngành và chính quyền các cấp trong tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm,
tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái
phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Các địa phương trọng điểm đã kiểm soát
được tình hình, không còn tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu
công khai. Nổi bật là đã thống kê được các đầu nậu, xử lý được việc cấp giấy chứng
nhận thú y sai quy định của Chi cục Thú y Sơn La, đặc biệt là Hà Nội đã tịch
thu được phương tiện của đối tượng vận chuyển gà lậu.
Hầu hết các đường dây lớn, nhiều đối
tượng trước đây thường xuyên hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép qua biên
giới, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trên những tuyến,
địa bàn liên quan nay đã ngừng hoạt động hoặc đã thay đổi phương thức hoạt động
kinh doanh.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao, hoạt động
vận chuyển, kinh doanh gia cầm xuất hiện thủ đoạn mới đó là giết mổ gia cầm
ngay tại biên giới và vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện, trong đó có cả xe
du lịch, xe đông lạnh mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối.
Ngoài ra, gia cầm giống và trứng gia
cầm được nhập khẩu trái phép đưa vào nội địa tiêu thụ vẫn xảy ra. Bên cạnh đó,
một lượng gia cầm nhập khẩu trái phép được hợp thức hóa sau khi nuôi nhốt tại một
số địa phương, tuy số lượng không nhiều, chủ yếu tập trung tại các địa phương
giáp ranh với các tỉnh biên giới.
IV. KHÓ KHĂN, VƯỚNG
MẮC
Địa hình biên giới phức tạp, trải
dài, có nhiều đường mòn, lối tắt qua lại đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi
dụng hoạt động gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng
chức năng.
Các đối tượng đầu nậu vận chuyển,
kinh doanh, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm tuy đã cam kết không vi phạm pháp
luật nhưng những vụ vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép cho thấy
không ít các đối tượng này vẫn bí mật điều hành và sử dụng nhiều thủ đoạn ngày
càng tinh vi để vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái
phép… gây khó khăn không nhỏ cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra,
kiểm soát và xử lý vi phạm.
Hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm đối
với hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái
phép còn nhiều bất cập. Chế tài xử phạt chưa đủ tính răn đe (qua theo dõi phần
lớn các vụ việc có mức xử phạt dưới 5 triệu đồng, phổ biến ở mức 1,5 - 2 triệu
đồng), trong khi lợi nhuận cao nên các đối tượng vẫn lén lút hoạt động. Biện
pháp xử lý tang vật vi phạm còn chưa thống nhất, tạo kẽ hở cho các đối tượng tiếp
tục đưa gia cầm vào tiêu thụ trên thị trường.
Kinh phí giám định, tiêu hủy còn hạn
chế, việc bắt giữ, xử lý cần nhiều cán bộ lực lượng tham gia nhưng khi thực hiện
tiêu hủy thì chỉ cán bộ tham gia tiêu hủy được chi trả phụ cấp theo quy định,
như vậy chưa thực sự động viên cán bộ tham gia bắt giữ.
Lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng
và thành phần Đoàn kiểm tra liên ngành chưa đủ nên gây khó khăn cho công tác kiểm
tra, kiểm soát như tại Bắc Giang, Đoàn kiểm tra liên ngành cơ động phòng chống
dịch cúm gia cầm được bổ sung Cảnh sát môi trường để thay cho Cảnh sát giao
thông nên khi phát hiện các đối tượng vận chuyển gia cầm nhập lậu, Cảnh sát môi
trường không có chức năng dừng phương tiện để kiểm tra.
Việc phân biệt gia cầm nhập khẩu trái
phép với gia cầm thải loại của các cơ sở sản xuất trong nước rất khó khăn. Tuy
các lực lượng chức năng tiến hành truy xét nguồn gốc nhưng các đối tượng hợp
pháp hóa bằng hóa đơn chứng từ quay vòng, bằng thủ tục kiểm dịch của các trang
trại trong nước. Việc kiểm tra, xác minh gia cầm nhập lậu mất nhiều thời gian,
đối với gia cầm còn sống, hầu hết các địa phương không có kho tàng, nhà xưởng để
nhốt, cách ly, không có các phương tiện, thiết bị phòng chống dịch bệnh, tiêu hủy
gia cầm nhập lậu.
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật về ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu một cách sâu rộng
đến mọi đối tượng quần chúng nhân dân, nhằm nâng cao trình độ của người dân, ý
thức của người dân về những tác hại của việc buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm
nhập lậu cũng như sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu mặc dù đã được thực
hiện nhưng kết quả đạt được còn chưa cao.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ
1. Về rà soát, sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:
- Tăng mức phạt tại Điều 22 Nghị định
số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định
112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010.
- Bổ sung thêm quy định: "thời
điểm cơ quan kiểm tra yêu cầu mà chủ hàng không chứng minh được nguồn gốc, xuất
xứ của động vật, sản phẩm động vật thì số động vật, sản phẩm động vật đó bị coi
là hàng nhập lậu" tại Điều 12 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4
năm 2009 quy định xử phạt trong lĩnh vực thú y.
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
47/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 5 năm 2005 quy định số lượng động vật, khối lượng
sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn và miễn kiểm dịch.
2. Về phát triển chăn nuôi:
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng
nắm chắc nhu cầu về con giống để có biện pháp cung cấp đủ gia cầm giống có chất
lượng cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trong nước.
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biện pháp cụ thể giám sát việc chăn
nuôi, phân phối gia cầm đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng thị trường có nhu
cầu lớn, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi mua gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa đến
kỳ xuất bán cung cấp cho hệ thống phân phối và người tiêu dùng.
3. Về kiểm tra, kiểm soát:
- Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng duy trì công tác kiểm tra, kiểm
soát và xử lý vi phạm như đã phân công tại Quyết định số 2088/QĐ-TTg.
- Các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng công
an cần chú trọng theo dõi và có các biện pháp xử lý đối với các đầu nậu đã ký
cam kết không vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái
phép nhưng vẫn bí mật tổ chức, chỉ huy các hoạt động vi phạm pháp luật với những
thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.
- Tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác kiểm
tra, xử lý nghiêm và triệt để các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là đấu
tranh làm rõ hành vi vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép
để có thể tịch thu ngay phương tiện vận chuyển hoặc chuyển sang cơ quan điều
tra truy tố theo đúng quy định của pháp luật.
4. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền chính
sách, pháp luật của Nhà nước cho người dân, nhất là khu vực biên giới về tác hại
của việc sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép để người dân
không tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động làm ăn phi pháp.
Ủy ban nhân dân các cấp sớm tổ chức cuộc vận động để
các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm cung cấp thông tin về các hành vi gian lận
trong quá trình chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển gia cầm; hợp tác chặt chẽ với
các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý các hành vi gian lận và vi phạm
pháp luật.
Tiếp tục lấy mẫu phân tích dư lượng kháng sinh, chất
kích thích tăng trưởng, vi rút mang bệnh…. tồn dư trong gia cầm nhập khẩu trái
phép, công bố rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Đề nghị Bộ Tài chính cấp đủ kinh phí để phát hiện,
kiểm tra và xử lý gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép;
Do công tác đấu tranh chống gia cầm, sản phẩm gia cầm
nhập khẩu trái phép không có nguồn thu, đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí
cho công tác này tương ứng với khoản được trích lại theo Thông tư số
51/2010/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2010 về quản lý, sử dụng nguồn thu xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại nhằm
động viên, khuyến khích các lực lượng chức năng tích cực thực hiện nhiệm vụ được
giao.
6. Các Bộ, ngành cần bố trí đủ nhân sự, hỗ trợ cơ sở
vật chất, trang thiết bị phương tiện, công cụ, máy móc cho các lực lượng chức
năng phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát; tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác đấu tranh phòng chống vận chuyển,
kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
7. Đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội khảo
sát, đánh giá để quy định các tuyến đường cho phép vận chuyển gia cầm, sản phẩm
gia cầm vào Thành phố.
8. Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện
đúng, đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo như đã quy định tại Quyết định
số 2088/QĐ-TTg, gửi về Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Bộ Công Thương kính báo cáo Phó Thủ tướng xem
xét./.
Nơi nhận:
- PTT Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (để b/c);
- Các Bộ, ngành thuộc Đề án;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Vụ Khoa giáo Văn xã (VPCP);
- Lưu: VT, QLTT
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Cẩm Tú
|
PHỤ LỤC SỐ 01
TỔNG HỢP SỐ LIỆU KIỂM TRA, XỬ LÝ GIA CẦM,
SẢN PHẨM GIA CẦM NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP 4 THÁNG NĂM 2013
Kèm theo Báo cáo số: 57/BC-BCT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công Thương
Tên tỉnh
|
Số vụ KT
|
VPHC (triệu)
|
Trị giá TH (tr)
|
Gà (gà lông-kg)
|
Trứng (quả)
|
Phụ phẩm CB
|
Gà giống (con)
|
Vịt (con)
|
Chim (kg)
|
Gà thịt (kg)
|
Hà Nội
|
93
|
103,6
|
|
25,660
|
172,780
|
59,294
|
10,673
|
500
|
|
4,842
|
Quảng Ninh
|
78
|
119,5
|
|
|
52,060
|
35,130
|
170,688
|
|
3,546
|
30,406
|
Lạng Sơn
|
381
|
148,6
|
|
|
|
|
267,062
|
|
2,023
|
53,002
|
Bắc Giang
|
10
|
20,65
|
|
|
|
|
17,600
|
|
1314
|
1,310
|
Bắc Ninh
|
14
|
31
|
|
|
12,000
|
|
|
|
|
2,150
|
Cao Bằng
|
43
|
30,1
|
177,3
|
1,795
|
25,590
|
|
4,216
|
|
|
633
|
Hà Giang
|
41
|
43
|
144
|
1,441
|
12,699
|
|
|
2690
|
|
1,271
|
Lào Cai
|
15
|
9,2
|
447
|
3,110
|
70,864
|
|
|
|
30
|
846
|
Lai Châu
|
12
|
8,55
|
120
|
|
|
|
5,118
|
|
|
939
|
Yên Bái
|
9
|
15
|
86,5
|
|
|
|
|
|
|
370
|
Hòa Bình
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hải Phòng
|
14
|
9
|
55,7
|
|
|
|
34,600
|
|
|
|
Hải Dương
|
31
|
48,25
|
|
|
18,000
|
2,375
|
5,855
|
1800
|
|
120
|
Hưng Yên
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thái Bình
|
11
|
11
|
|
|
|
|
29,700
|
|
|
|
Tuyên Quang
|
11
|
20,3
|
|
|
81,000
|
|
81,000
|
800 con
|
|
385
|
Bắc Cạn
|
4
|
5,5
|
|
|
2,000
|
|
|
|
|
|
Vĩnh Phúc
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phú Thọ
|
1
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
768
|
625,25
|
1,030,5
|
32,006
|
446,993
|
96,799
|
626,512
|
4,990
|
6,913
|
96,274
|
PHỤ LỤC SỐ 02
MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH
(Kèm theo Báo cáo số 57/BC-BCT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công Thương)
Tổng cục Hải quan
1. Ngày 04 và 05 tháng 4 năm 2013, Hải quan trạm
KSLH Km15-BTDT, Cục Hải quan Quảng Ninh kiểm tra, phát hiện bắt giữ 05 vụ vận
chuyển trái phép hàng hóa, thu giữ 313 kg gà thịt thải loại, 385 kg mèo thịt,
trị giá ước tính 31,81 triệu đồng.
2. Ngày 05 tháng 4 năm 2013, Đội kiểm soát Hải
quan, Cục Hải quan Lào Cai phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 7, Trạm Biên
phòng km6 và Phòng PC46 Công an tỉnh Lào Cai, đội liên ngành thuộc Ban Chỉ đạo
127 tỉnh Lào Cai bắt giữ 01 vụ vận chuyển hàng hóa trái phép thu giữ: 11 lồng,
trọng lượng: 320kg, gồm: gà giống, gà thịt trị giá ước tính 20 triệu đồng.
3. Ngày 09 tháng 4 năm 2013, Đội thủ tục hàng hóa
xuất nhập khẩu I, Chi cục Hải quan Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh phối hợp với
Trạm Kiểm soát Biên phòng Ka Long, Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái phát hiện,
bắt giữ 40.000 con gà giống trị giá 200 triệu đồng.
Thành phố Hà Nội
1. Ngày 22/01/2013, Đội QLTT số 11 - Chi cục QLTT
Hà Nội phối hợp cùng với Tổ công an tuyến (PA 65) - Công an TP Hà Nội, Phòng 6
- Cục Cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra phương tiện đối với xe ô tô BKS:
29X-1702 do Ông Hà Văn Bích thường trú: xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang điều khiển,
phát hiện trên xe có 2500 kg gà lông còn sống và 828 kg nầm lợn không rõ nguồn
gốc.
Đội QLTT số 11 xử phạt hành chính đối với ông Hà
Văn Bích về hành vi vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc,
phạt tiền 1.500.000 đồng và đã chuyển giao cho cơ quan Thú y Tây Hồ tiêu hủy
toàn bộ số gia cầm, nầm lợn không có nguồn gốc. Để phục vụ cho công tác điều
tra của Cục Cảnh sát môi trường, Cơ quan Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục gia
hạn tạm giữ phương tiện thêm 60 ngày.
Trong quá trình điều tra, xác minh, Cục Cảnh sát
môi trường - Bộ Công an đã xác định:
- Ông Nguyễn Văn Dũng, thường trú tại Thôn Hạc, xã
Dĩnh Kế, Thành phố Bắc Giang là chủ sở hữu lô hàng 2500 kg gà lông. Nguồn gốc
lô hàng: Ông Dũng mua của Ông Cường là người ở Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang để
kinh doanh. Số gà trên ông Dũng mua không có hóa đơn chứng từ gì, không có giấy
chứng nhận kiểm dịch; không xác định được số gà trên có cùng nguồn gốc từ Trung
Quốc.
- 828 kg nầm lợn cùng vận chuyển trên xe là do ông
Hà Văn Bích (lái xe) tự ý nhận vận chuyển thêm, ông Dũng không biết gì về số
hàng này.
- Về chiếc xe ô tô Biển kiểm soát 29X-1702 đang bị
tạm giữ là do Ông Dũng thuê lại của Ông Trần Văn Phác thường trú tại thôn chùa,
xã Dĩnh Kế, TP Bắc Giang từ tháng 12/2012 với giá 9.000.000 đ/tháng để vận chuyển
gà. Khi thuê xe, Ông Phác chỉ giao cho Ông Dũng 01 Giấy đăng ký xe ô tô mang
tên Hoàng Lưu Khả, thường trú ở Mai Phúc, Phúc Đồng, Long Biên. Chiếc xe ô tô
Biển Kiểm soát 29X-1702, Ông Phác đã mua lại của Ông Khả nhưng chưa làm thủ tục
sang tên đổi chủ theo quy định. Toàn bộ việc giao nhận chiếc xe ô tô Biển kiểm
soát 29X- 1702 giữa Ông Dũng, Ông Phác và Ông Bích (lái xe) đều là thỏa thuận bằng
miệng, dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, không có hợp đồng gì.
Căn cứ vào xác minh của Cục Cảnh sát Môi trường,
ngày 26/3/2013, Đội QLTT số 11 đã xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Văn
Dũng về hành vi kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo quy định phải kiểm
dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch; phạt tiền 3.000.000 đồng theo Điểm
a, Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.
2. Ngày 25/3/2013, Chi cục QLTT Hà Nội đã xử phạt
hành chính đối với bà Hà Thị Thanh Thủy về hành vi kinh doanh hàng nhập lậu như
sau:
- Phạt tiền: 4.000.000 đồng theo khoản 5, điểm a,
khoản 11, Điều 22, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP, ngày 16/01/2008 của Chính Phủ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi
bổ sung tại Điều 1, Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ.
- Tịch thu phương tiện vận chuyển là xe ô tô BKS:
98C-02077 theo điểm c, khoản 13, Điều 22, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP, ngày
16/01/2008 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại được sửa đổi bổ sung tại Điều 1, Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày
01/12/2010 của Chính phủ.
3. Ngày 16/04/2013 Đội QLTT số 4 phối kết hợp với Đội
7-PC 46 kiểm tra xe ô tô tải đông lạnh mang biển kiểm soát số: 29C-172.85 do
Ngô Văn Lợi, trú tại xã Mỹ Đình - Sóc Sơn - Hà Nội điều khiển. Qua kiểm tra
phát hiện có: 405 kg nội tạng động vật, 200 kg sản phẩm gia cầm đã sơ chế, đã bốc
mùi, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Kết quả: Phạt tiền:
1.500.000đồng; chuyển giao toàn bộ hàng hóa cho cơ quan thú y tiêu hủy.
4. Ngày 20/4/2013 Đội QLTT số 17 - Chi cục QLTT Hà
Nội kết hợp với Đội 7 Phòng PC46 Công An Hà Nội kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm
soát số 30Z-5780 do Ngô Văn Thanh là lái xe. Qua kiểm tra phát hiện có 550kg gà
mổ sẵn, 305 kg nội tạng động vật được đựng trong 20 thùng xốp, toàn bộ hàng hóa
ngâm trong các dung dịch, hàng hóa đã bốc mùi, biến đổi về màu sắc, không có
hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc; trên các thùng xốp đều có chữ Trung Quốc
viết lên giấy và dán trên mặt thùng. Số hàng trên được vận chuyển từ Cao Bằng
(tập kết về Sóc Sơn - Hà Nội) sau đó vận chuyển đến phố Nối. Đoàn kiểm tra đã
chuyển giao cho cơ quan thú y tiêu hủy tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa trên theo
quy định. Hiện các lực lượng chức năng đã tạm giữ xe ô tô và đang xác minh làm
rõ để xử lý theo quy định.
Tỉnh Lạng Sơn
1. Ngày 28/02/2013 Đội Quản lý thị trường số 4 phối
hợp với Trạm Cảnh sát Giao thông Tùng Diễn thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng
Sơn kiểm tra và bắt giữ 01 chiếc xe ôtô tải loại 1,5 tấn, nhãn hiệu VINASUKI tại
Km 49 Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Quang Lang, huyện Chi Lăng do ông Triệu Đình
Hùng có địa chỉ tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng điều khiển đồng thời là chủ
hàng, Đội đã đưa phương tiện về trụ sở để làm việc. Qua kiểm tra thực tế trên
xe có vận chuyển 1.400 kg gà thịt có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu, Đội đã lập
biên bản vi phạm hành chính đối với ông Triệu Đình Hùng và trình Chủ tịch UBND
huyện Chi Lăng ra Quyết định xử phạt 6.000.000 đ, tịch thu toàn bộ số gà thịt
nói trên để tổ chức tiêu hủy theo quy định.
2. Vào hồi 22h ngày 10/3/2013 tại đường mòn khu vực
mốc 1229, Đồn Biên phòng Chi Ma (huyện Lộc Bình) tổ chức tuần tra, kiểm soát
phát hiện một số đối tượng vận chuyển gà con giống qua biên giới vào nội địa Việt
Nam, khi phát hiện có lực lượng kiểm tra các đối tượng đã bỏ chạy để lại tang vật
gồm: 7.500 con gà con giống. Đồn đã lập hồ sơ vụ việc tịch thu toàn bộ số gia cầm
trên và phối hợp với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu Chi Ma tổ chức tiêu hủy.
3. Vào hồi 14h ngày 01/3/2013 tại Thôn Khuổi Mươi,
xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, Trạm kiểm soát liên hợp Dốc Quýt đã tổ chức, kiểm
tra, bắt giữ 1.368kg gà thịt, đang được các đối tượng vận chuyển từ biên giới về
nội địa. Khi phát hiện có lực lượng kiểm tra các đối tượng đã bỏ chạy để lại
tang vật. Trạm đã lập hồ sơ tịch thu và phối hợp với cơ quan Thú y tổ chức tiêu
hủy.
4. Vào hồi 05h30 ngày 06/3/2013 tại Thôn Thâm Loỏng,
xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, Đội Quản lý thị trường số 2 đã tổ chức, kiểm tra,
bắt giữ 1.010kg gà thịt, đang được các đối tượng vận chuyển từ biên giới về nội
địa. Khi phát hiện có lực lượng chức năng kiểm tra các đối tượng đã bỏ chạy để
lại tang vật. Đội đã lập hồ sơ tịch thu và phối hợp với cơ quan Thú y tổ chức
tiêu hủy.
5. Vào hồi 7h00 ngày 13/3/2013, Đội Quản lý thị trường
số 4 đã phối hợp với lực lượng Công an huyện Chi Lăng kiểm tra nơi cất giấu
(kho để hàng) của ông Nguyễn Văn Đức, địa chỉ: thôn Lâm Bông, thị trấn Chi
Lăng, huyện Chi Lăng phát hiện một lượng lớn gà thịt nhập lậu từ Trung Quốc, Đội
đã lập hồ sơ trình chủ tịch UBND huyện Chi Lăng xử phạt 10 triệu đồng, tịch thu
1.740 kg gà thịt nhập lậu. Đội đã phối hợp cơ quan Thú y huyện tổ chức tiêu hủy.
6. Vào hồi 11h00 ngày 13/3/2013 tại xã Hòa Sơn, huyện
Hữu Lũng, Đội quản lý thị trường số 5 đã phối hợp với Công an huyện và chính
quyền xã Hòa Sơn tổ chức kiểm tra bắt giữ xe ô tô tải loại 0,8 tấn do ông Lương
Đình Tâm, địa chỉ thôn Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên điều
khiển, trên xe vận chuyển 840 kg gà thịt Trung Quốc nhập lậu. Đội đã lập hồ sơ
vụ việc trình chủ tịch UBND huyện xử phạt 5 triệu, tịch thu tiêu hủy 840 kg gà
thịt
7. Vào hồi 17 giờ ngày 02/4/2013, Qua nguồn tin đã
được xác minh. Tại thôn Đồng Én, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, (tuyến Quốc
lộ 1A cũ) Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Đội kiểm tra công tác chống
buôn lậu tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô 4 chỗ ngồi mang biển kiểm
soát 30U - 0285 do Hoàng Văn Dương trú tại Thị trấn Bố Hạ - Yên Thế - Bắc Giang
điều khiển. Qua kiểm tra thực tế trên xe có vận chuyển 349 kg gà thịt có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Đội Quản lý thị trường số 1 đang tạm giữ phương tiện để tiếp
tục điều tra, xác minh hành vi vi phạm; toàn bộ số tang vật đã chuyển giao cho
cơ quan Thú y để tổ chức tiêu hủy theo quy định.
8. Vào hồi 2h00 ngày 5/4/2013, tại Km50 quốc lộ 1A,
Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn phối hợp
với Công an huyện Chi Lăng và Trạm kiểm soát giao thông Tùng Diễn đã kiểm tra,
bắt giữ xe ô tô INNOVA, biển kiểm soát 12A.006.08 do ông Lê Văn Nam, địa chỉ: Số
9 ngõ 2, phố Muối, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn là chủ hàng kiêm lái xe
vận chuyển vịt con giống nhập lậu. Đội Quản lý thị trường số 4 đã trình Chủ tịch
UBND huyện Chi Lăng xử phạt 6.000.000đ, tịch thu 7.500 con vịt giống nhập lậu.
Đội QLTT số 4 đã phối hợp với cơ quan thú y tổ chức tiêu hủy theo quy định.
Cao Bằng
1. Ngày 31 tháng 3 năm 2013 tại bến xe khách Thành
phố Cao Bằng, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm
tra đối với xe ô tô biển kiểm soát 11B-00010 do Lã Văn Trung, trú tại Nà Thấu -
Thị trấn Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh điều khiển, trên xe vận chuyển 400kg vịt
thành phẩm (Vịt đã nhổ lông) Trung Quốc nhập lậu. Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46)
đã quyết định tịch thu toàn bộ số hàng vi phạm, chuyển Chi cục Thú y tỉnh tiêu
hủy theo quy định, phạt hành chính 3.000.000đ.
2. Ngày 15 tháng 4 năm 2013 tại Nà thấu - Thị trấn
Hùng Quốc - huyện Trà Lĩnh Đội Quản lý thị trường số 7 phát hiện bà Dương Thị
Đào, địa chỉ xóm Bản Quang - xã Quốc Toản - huyện Trà Lĩnh vận chuyển 650 con
giống gia cầm nhập lậu. Đội Quản lý thị trường đã tịch thu tiêu hủy theo quy định,
phạt hành chính 750.000đ.
3. Vào hồi 20h ngày 27 tháng 4 năm 2013 tại xóm Pò
rẫy - Thị trấn Hùng Quốc - huyện Trà Lĩnh, Lực lượng Biên Phòng đồn Hùng Quốc
đã bắt quả tang đối tượng Bế Thị Huấn, trú tại tổ dân phố 2 - Thị trấn Hùng Quốc
huyện Trà Lĩnh vận chuyển con giống gia cầm nhập lậu. Lực lượng biên phòng đã tịch
thu số hàng vi phạm là 1.000 con vịt con giống Trung Quốc nhập lậu, chuyển cơ
quan Thú y huyện tiêu hủy theo quy định, phạt hành chính 2.000.000đ.