BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
44/BC-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2011
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 1408/CT-TTG NGÀY
01/9/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ
EM
Thực hiện Chỉ thị
số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo
vệ, chăm sóc trẻ em, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chỉ
thị 1408/CT-TTg như sau:
1.
Công tác chỉ đạo, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị
1408/CT-TTg
- Ngày
19/10/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn số
3933/LĐTBXH-BVCSTE gửi các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong
Chỉ thị. Ngày 09/12/2009, Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị với sự tham dự
của các Bộ, ngành và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 63 tỉnh, thành phố đã
được tổ chức tại Bắc Ninh.
- Ngày
16/3/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo số 24/BC-LĐTBXH
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai Chỉ thị và kiến nghị với
Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương chủ động, tích cực hơn nữa trong
việc triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Hầu hết các Bộ, ngành, địa
phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số Bộ, ngành và địa phương chưa có văn bản chỉ
đạo và kế hoạch triển khai.
- Ngày 30 tháng
11 năm 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn số
4225/LĐTBXH-BVCSTE gửi các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố về việc báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTg năm 2010. Tính đến
ngày 30/3/2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhận được báo cáo kết quả
thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTg của 04 Bộ, ngành và 58 tỉnh, thành phố (phụ lục
kèm theo).
2.
Kết quả thực hiện
Trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của mình, các Bộ, ngành địa phương đã thực hiện các nội dung hoạt
động đã được Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể:
a) Thực hiện
việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành về bảo vệ, chăm sóc trẻ em để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ,
ban hành mới hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình cụ thể về bảo vệ
và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Bộ Tư pháp đã
tiến hành nghiên cứu, đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến
người chưa thành niên (các chính sách hình sự về xử lý người chưa thành niên phạm
tội và bảo vệ người chưa thành niên khỏi những hành vi xâm hại). Chủ trì xây dựng,
hoàn thiện Luật Nuôi con nuôi (có hiệu lực từ 01/1/2011), Luật Phòng, chống mua
bán người với các nội dung liên quan đến bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là
người chưa thành niên (được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011), Luật Xử lý vi
phạm hành chính (với các nội dung liên quan đến xử lý chuyển hướng đối với người
chưa thành niên vi phạm pháp luật, dự kiến trình Chính phủ tháng 6/2011), trình
Chính phủ thông qua dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Nuôi con nuôi (Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011, dự thảo Thông tư về
hệ thống biểu mẫu cho, nhận con nuôi, đăng ký hoạt động của các Văn phòng con
nuôi.
- Bộ Y tế đã tiến
hành giám sát, đánh giá thực hiện Luật Bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi
tại 8 tỉnh, thành phố và tổ chức chia sẻ kết quả đánh giá và kinh nghiệm thực
hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội. Ban hành
Thông tư 02/2010/TT-BYT ngày 15/01/2010 về danh mục thuốc sử dụng cho trẻ em dưới
6 tuổi thuộc phạm vi chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế.
- Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành, xây dựng và trình Chính phủ
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em (thay thế Nghị định 36/2005/NĐ-CP); Nghị định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em (thay thế phần quy
định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong Nghị
định số 114/2006/NĐ-CP). Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp trẻ em.
Ban hành Thông tư số 22/2010 ngày 12/8/2010 hướng dẫn quy định trình tự, thủ tục
đánh giá và công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em, Thông tư số 23/2010 ngày
16/8/2010 quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục.
b) Tổ chức
đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình, đề án liên quan đến thực hiện các
mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
Đánh giá kết quả
10 năm thực hiện Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 12/01/2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn
2001-2010; kết quả 6 năm thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng
trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc,
trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010; kết quả 5 năm thực hiện
Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng chống tội
phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; kết quả thực hiện Đề án 4 Quyết định số
138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm về đấu
tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị
thành niên.
Trên cơ sở đó,
các Bộ, ngành đã nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
các Chương trình, đề án cụ thể như:
- Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
2011-2020, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 (được phê
duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011); Đề án phát triển nghề công
tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (được phê duyệt tại Quyết định 32/2010/QĐ-TTg
ngày 25/3/2010); Chương trình bảo trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS giai đoạn
2011-2015 tầm nhìn đến 2020; Chương trình Phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em giai đoạn 2011-2015. Nghiên cứu, xây dựng các đề án “Hỗ trợ sữa học đường
cho trẻ em độ tuổi mẫu giáo và tiểu học” và “Phẫu thuật và chữa bệnh cho trẻ em
bị tim bẩm sinh”.
Ban hành văn bản
số 4033/LĐTBXH-BVCSTE ngày 26/10/2009 hướng dẫn thực hiện Kế hoạch hành động quốc
gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Quyết định số 589/QĐ-LĐTBXH phê duyệt Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích
trẻ em.
- Bộ Công an phối
hợp với các Bộ ngành nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Chương
trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015 (hưởng cơ chế
tài chính mục tiêu quốc gia), Chương trình phòng chống tội phạm quốc gia giai
đoạn 2011-2015, trong đó có đề án Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và trẻ
em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
- Bộ Y tế xây dựng
trình Chính phủ Chỉ thị và kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích của ngành y
tế giai đoạn 2011-2015; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng
Kế hoạch phòng chống đuối nước trẻ em.
- Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả và tiến
hành tổng kết việc thực hiện các mục tiêu trong Chương trình Hành động quốc gia
vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Quảng Ninh đạt và vượt tất cả các mục
tiêu); Tổng kết Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang
thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều
kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 và đề ra nhiệm vụ giai đoạn tiếp
theo; Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, đến ngày
31/5/2011 đã có 30 tỉnh, thành phố xây dựng và ra quyết định thực hiện Chương
trình, kế hoạch bảo vệ trẻ em.
c) Củng cố đội
ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Bộ Nội vụ đã phối
hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Các văn bản này đã quy định và hướng dẫn cụ thể
về việc bố trí công chức cấp xã và số lượng những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính
xã, phường, thị trấn, để bảo đảm các lĩnh vực công tác của chính quyền cấp xã đều
có người đảm nhiệm, trong đó có công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư hướng dẫn tổ chức
và hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp.
Thực hiện Nghị định
số 92/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, các địa
phương đã chú ý bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp.
Thành phố Đà Nẵng đã bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em tại 100% cấp xã. Vĩnh Phúc, Bình Định, Thừa Thiên Huế… đã bố trí cán bộ
kiêm nhiệm làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
đã ban hành Quyết định số 74/2010/QĐ-UBND bố trí đội ngũ cộng tác viên xã hội trong
đó có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở 100% thôn bản, khu phố (1.890 người),
hưởng hệ số 0,2 mức lương tối thiểu từ nguồn ngân sách địa phương. Một số địa
phương đã bố trí lực lượng cộng tác viên tại các địa bàn triển khai Hệ thống bảo
vệ trẻ em (An Giang, Đồng Tháp, Kon Tum, Thanh Hóa, Phú Thọ…). Tuy nhiên, tại
nhiều địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa được
bố trí ở cơ sở hoặc có nhưng không ổn định, còn kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi
và năng lực hạn chế (Nghệ An, Quảng Trị, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ, Bình
Dương, Tuyên Quang…).
Theo báo cáo của
55/63 tỉnh, thành phố, tính đến ngày 31/12/2010 hiện có 253 cán bộ làm công tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trung bình mỗi
tỉnh có 4,6 cán bộ BVCSTE cấp tỉnh); 739 cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em cấp huyện, trong đó chuyên trách là 198 cán bộ (trung bình mỗi huyện có
1,3 cán bộ BVCSTE, trong đó có 0,35 cán bộ chuyên trách); 8.801 cán bộ và
14.744 cộng tác viên được phân công làm nhiệm vụ BVCSTE ở cấp xã (bằng 9% số
cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em cấp xã năm 2007).
d) Đẩy mạnh
các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng bảo
vệ, chăm sóc trẻ em
- Đài Truyền
hình Việt Nam đã chủ động tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương
trình có chủ đề về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên các kênh quảng bá và
các kênh khu vực; đưa tin kịp thời những vấn đề, sự kiện liên quan đến trẻ em,
đồng thời mời các chuyên gia, nhà quản lý cùng bàn bạc, phân tích, đưa ra các
giải pháp, định hướng cho các vấn đề này (bạo hành trẻ em, trẻ em lang thang,
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm chất độc hóa học…); bố trí lịch phát sóng đều đặn
chương trình Vì trẻ em trên VTV1 với thời lượng 15 phút/tuần; các chuyên mục
Người xây tổ ấm, Tạp chí phụ nữ thường xuyên đề cập đến đề tài gia đình và trẻ
em; các chương trình khoa giáo chú trọng nội dung nâng cao nhận thức, kiến thức
và kỹ năng sống cho trẻ em: các chương trình ca nhạc, sân khấu thiếu nhi giúp
trẻ em có điều kiện thư giãn, giải trí, vừa chơi vừa học (Chương trình Đồ rê
mí, Chúc bé ngủ ngon…); phát động và được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân cùng
các cơ quan, tổ chức đóng góp vào “Quỹ Trái tim cho trẻ em” giúp đỡ cho nhiều
em nhỏ của các gia đình nghèo được mổ tim; Chương trình Thắp sáng tương lai,
Chương trình Đèn đom đóm giúp nhiều trẻ em của những gia đình nghèo, vùng sâu,
vùng xa có điều kiện học tập tốt hơn.
- Năm 2010, Cục
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trực tiếp sản
xuất và phát sóng 71 chương trình truyền hình, trong đó có 53 chương trình truyền
hình “Vì trẻ em” và 18 chương trình “An sinh xã hội và đầu tư” với tổng thời lượng
2.131 phút phát sóng; sản xuất 12 phóng sự điều tra, 12 phóng sự ngắn và 24 tin
với các nội dung về bảo vệ, chăm sóc trẻ em phát sóng trên các bản tin thời sự
của các phương tiện thông tin đại chúng.
- Công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước
về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được các địa phương thực hiện với nhiều hình thức
phong phú: dành các chương trình, chuyên mục, chuyên trang về bảo vệ, chăm sóc
trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương; biên soạn, cấp phát
tài liệu, tờ rơi, làm mới panô tuyên truyền; tư vấn cộng đồng; tổ chức các lớp
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp…
Các tỉnh, thành
phố đều đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền địa phương đối với
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo giao
trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành của địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị
1408/CT-TTg. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương đã chủ động
phối hợp với các ban ngành liên quan (Tư pháp, Văn hóa, Thông tin truyền thông,
Y tế, Giáo dục…) trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, tạo được sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức, hành vi của người dân về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
đ) Tăng cường
các giải pháp phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Bộ Tư pháp đã
chỉ đạo đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em và người chưa thành niên,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ;
tích cực hoàn thiện pháp luật, xây dựng các đề án, dự án, chỉ đạo và hướng dẫn
nghiệp vụ khai sinh cho cán bộ tư pháp - hộ tịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đăng ký khai sinh, nâng tỷ lệ đăng ký khai sinh tại các tỉnh thành phố,
hoàn thành mục tiêu “90% trẻ em được khai sinh trước 5 tuổi”; chủ trì, phối hợp
với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên”.
- Bộ Y tế thực
hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao trong Chính sách quốc gia phòng chống tai
nạn thương tích giai đoạn 2002-2010 (Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27
tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), kế hoạch hành động phòng chống tai
nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế đến năm 2010, chỉ đạo xây dựng mô
hình cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; biên soạn tài liệu hướng
dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật, tập huấn cho cán bộ y tế
tuyến tỉnh triển khai hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ em khuyết
tật, tổ chức phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người tàn tật vận
động, trong đó có trẻ em khuyết tật; thành lập ban chỉ đạo thực hiện thí điểm một
số loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ
em là nạn nhân của bạo lực, hoàn thiện tiêu chí nhập viện cho trẻ em bị xâm hại
và xây dựng quy trình thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp trẻ em bị xâm hại đến
khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương.
- Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội bên cạnh việc thực hiện các biện pháp can thiệp, trợ giúp
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua chính sách đã tăng cường các biện pháp
chỉ đạo, phối hợp phát hiện, can thiệp và trợ giúp kịp thời các trường hợp trẻ
em bị bạo lực, xâm hại. Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo địa phương giải
quyết kịp thời các trường hợp xâm hại trẻ em theo đơn thư tố giác của công dân
hoặc được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường thanh
tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại trẻ em; tổ chức Hội thảo
quốc gia phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em nhằm phân tích nguyên nhân và bàn
giải pháp phòng ngừa, giải quyết có hiệu quả tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ
em; tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em
bị bạo lực, bị xâm hại tình dục cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp… Nhờ
có sự chỉ đạo, tác động, hướng dẫn kịp thời của các cơ quan trung ương, nhiều vụ
việc xâm hại trẻ em được phát hiện và giải quyết sớm hơn, kịp thời hơn.
- Nhiều địa
phương đã chủ động lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch,
đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với việc thực hiện các chương trình
phát triển kinh tế, xã hội khác trên địa bàn.
Hội đồng nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh chọn năm 2011 là năm “Vì trẻ em” để tập trung các giải
pháp và nguồn lực cho bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thành phố Hà Nội đưa mục tiêu bảo
vệ, chăm sóc trẻ em của thành phố vào Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2011-2020, bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án, dự án về
bảo vệ, chăm sóc trẻ em khoảng 5 tỷ đồng/năm. Tỉnh Đắk Nông tăng ngân sách của
tỉnh dành cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ 10 triệu đồng năm 2009 lên
300 triệu đồng năm 2010; công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đạt nhiều kết quả,
năm 2010 không phát hiện các trường hợp trẻ em bị bạo lực, buôn bán, bắt cóc,
nhiễm HIV và trẻ em lang thang. Thành phố Hải Phòng duy trì và xây dựng 9 loại
mô hình điểm bảo vệ, chăm sóc trẻ em với 288 mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ
em. Các tỉnh Thái Nguyên, Nam Định, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai mô
hình “Cung cấp dịch vụ chăm sóc tại gia đình, chăm sóc thay thế cho trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS”. Tỉnh Lâm Đồng duy trì và nhân rộng mô hình “Chăm sóc, giáo
dục trẻ em chưa ngoan và vi phạm pháp luật tại cộng đồng”, “Câu lạc bộ Ông bà
cháu”. Thành phố Đà Nẵng ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh
công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ
học, thiếu niên hư, vi phạm pháp luật. Tỉnh Kon Tum triển khai thí điểm mô hình
mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại 09 xã phường của 04 huyện, thị…
Các địa phương đều
đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành đối với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo để giảm mạnh số lượng
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tại Quảng Ninh, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được quan tâm chăm sóc, được hưởng chính sách trợ cấp xã hội của nhà nước, được
miễn học phí và đóng góp xây dựng trường, được khám chữa bệnh miễn phí. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội Quảng Ninh đang tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ
cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không thuộc diện hưởng chính sách hiện hành của
nhà nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tại Thanh Hóa, trẻ em lang thang
năm 2005 là 1.480 em, đến năm 2010 còn 321 em (giảm 78%), trẻ em phải lao động
nặng nhọc năm 2006 là 1.120 em, đến năm 2010 còn 304 em. Ngoài nguồn vận động
trực tiếp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước của Quỹ bảo trợ trẻ em
cấp tỉnh, Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp huyện tại các địa phương đã vận động hỗ trợ phẫu
thuật tim bẩm sinh, tặng sữa, trao học bổng, nhận đỡ đầu, trao tặng quà… cho trẻ
em các gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
e) Thí điểm Hệ
thống Bảo vệ trẻ em
Thực hiện chỉ đạo
của Thủ tướng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các tổ chức
Unicef, Cứu trợ trẻ em, Plan, Tầm nhìn thế giới và Childfund xây dựng và triển
khai thí điểm Hệ thống Bảo vệ trẻ em tại 125 xã, phường thuộc 30 huyện của 15 tỉnh,
thành phố (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh, An
Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Phú Thọ, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Trị, Hòa Bình, Kon
Tum và Bắc Kạn) với mục đích triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ em thông qua
việc cung cấp các dịch vụ phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp phục hồi và tái hòa
nhập cộng đồng nhằm bảo đảm mọi trẻ em được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại,
ngược đãi và bóc lột. Tuy mới triển khai nhưng hoạt động tại các mô hình thí điểm
đã dần đi vào nề nếp: 100% số xã, phường đã kiện toàn được Ban điều hành, nhóm
công tác liên ngành giúp việc Ban điều hành, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ
trẻ em cấp xã và mạng lưới cán bộ công tác xã hội, cộng tác viên (trung bình mỗi
xã 7 – 8 cộng tác viên). Đặc biệt, 08 Trung tâm công tác xã hội trẻ em đã được
thành lập tại các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú
Yên, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Đồng Tháp cùng hàng trăm điểm tư vấn bảo
vệ, chăm sóc trẻ em tại xã, phường và trường học đã cung cấp nhiều loại hình dịch
vụ trợ giúp trẻ em, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
3.
Đánh giá chung
Chỉ thị
1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định đầy đủ các nội dung hoạt động nhằm
tăng cường các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng Bộ, ngành và địa phương đã được các Bộ, ngành, địa phương triển
khai thực hiện nghiêm túc.
Qua hơn một năm
thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy mức độ khác nhau
nhưng hầu hết các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao đã được các Bộ, ngành và địa
phương triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, góp phần từng
bước nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó trọng
tâm là công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.
Tuy nhiên, trong
quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn:
- Hoạt động kiểm
tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại
một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, do vậy việc phát hiện, ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này còn hạn chế, tại nhiều địa
phương còn để xảy ra nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em (xâm hại
tình dục trẻ em, bạo lực, ngược đãi trẻ em, sử dụng lao động trẻ em trái pháp
luật...) gây bức xúc trong dư luận xã hội.
- Đội ngũ cán bộ
làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở chưa và chậm được bố trí đầy đủ hoặc
có nhưng không ổn định, còn kiêm nhiệm nhiều việc và năng lực hạn chế, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực hiện các hoạt động và mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Sự phối hợp của
một số Sở, ban, ngành của địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn
thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, cụ thể, thường xuyên nên hiệu quả chưa cao, ít
nhiều còn mang tính hình thức. Một số nơi, chính quyền địa phương chưa gắn việc
thực hiện nội dung Chỉ thị với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa
phương, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo triển khai, thực hiện, chưa chủ động phân
bổ ngân sách thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
4.
Kiến nghị
Để thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề
nghị các Bộ, ngành và địa phương chủ động, tích cực hơn nữa trong việc triển
khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao; Tập trung chỉ đạo triển khai
thực hiện Quyết định 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và các chương trình, đề
án liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2011-2015.
a. Thực hiện
nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ, các Chương trình, kế hoạch, quyết định về bảo vệ, chăm sóc trẻ
em được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành.
b. Xây dựng các
kế hoạch, dự án thực hiện các mục tiêu quốc gia về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
trẻ em thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp. Đưa
các nội dung, mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm, hàng năm của bộ, ngành, địa phương; vào các Chương trình mục tiêu
quốc gia giai đoạn 2011-2015 bộ, ngành được Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp
xây dựng. Bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em trong
ngân sách bộ, ngành, địa phương.
c. Trên cơ sở thực
tiễn tình hình trẻ em và yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của địa
phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo nghiên cứu bố trí, đào tạo đội
ngũ nhân lực làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp, gồm: công chức, viên
chức chuyên trách và phụ trách ở cấp tỉnh, huyện; những người hoạt động không
chuyên trách, viên chức, nhân viên công tác xã hội cấp xã, mạng lưới cộng tác
viên, tình nguyện bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, bản, cụm dân cư.
d. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp chủ động chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thí điểm,
nhân rộng xã phường đạt tiêu chuẩn Xã, phường phù hợp với trẻ em, Hệ thống bảo
vệ trẻ em, các dịch vụ bảo vệ trẻ em, mô hình Trung tâm công tác xã hội trẻ em;
xử lý kiên quyết, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp xâm hại, bạo lực, bóc
lột trẻ em, vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn quản lý./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Các Bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Tư pháp, Giáo dục
và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các vụ, đơn vị thuộc Bộ (để phối hợp thực hiện);
- Lưu: VT, Cục BVCSTE.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
|
PHỤ LỤC
THEO DÕI BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN THÍ
ĐIỂM CHỈ THỊ 1408/CT-TTg
STT
|
Tên
Bộ, ngành, địa phương
|
Kế
hoạch triển khai Chỉ thị 1408
|
Báo
cáo thực hiện Chỉ thị 1408 năm 2010
|
Chỉ
thị của Chủ tịch UBND tỉnh/ thành phố
|
Kế
hoạch của ngành/ UBND tỉnh, thành phố
|
Kế
hoạch/ Hướng dẫn của Sở LĐTBXH
|
I
|
Bộ, ngành
|
|
|
|
|
1
|
Bộ Tư pháp
|
|
*
|
|
*
|
2
|
Bộ Công an
|
|
*
|
|
|
3
|
Bộ Nội vụ
|
|
*
|
|
*
|
4
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
|
*
|
|
|
5
|
Bộ Tài chính
|
|
*
|
|
|
6
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
|
|
|
|
7
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
|
|
|
|
8
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
*
|
|
|
9
|
Bộ Y tế
|
|
|
|
*
|
10
|
Đài Tiếng nói Việt Nam
|
|
*
|
|
|
11
|
Đài Truyền hình Việt Nam
|
|
|
|
*
|
12
|
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
|
|
*
|
|
|
13
|
Hội người cao tuổi
|
|
*
|
|
|
II
|
Các địa phương
|
|
|
|
|
1
|
An Giang
|
|
*
|
|
*
|
2
|
Bắc Giang
|
|
*
|
|
*
|
3
|
Bắc Kạn
|
|
*
|
|
*
|
4
|
Bạc Liêu
|
|
*
|
|
|
5
|
Bắc Ninh
|
|
*
|
|
*
|
6
|
Bến Tre
|
|
*
|
|
*
|
7
|
Bình Định
|
*
|
*
|
|
*
|
8
|
Bình Dương
|
|
*
|
|
*
|
9
|
Bình Phước
|
|
*
|
*
|
*
|
10
|
Bình Thuận
|
*
|
|
*
|
*
|
11
|
Cà Mau
|
|
*
|
|
*
|
12
|
Cần Thơ
|
|
*
|
|
*
|
13
|
Cao Bằng
|
|
|
|
*
|
14
|
Đà Nẵng
|
|
*
|
|
*
|
15
|
Đăk Lăk
|
|
|
*
|
*
|
16
|
Đăk Nông
|
*
|
|
|
*
|
17
|
Điện Biên
|
|
*
|
|
*
|
18
|
Đồng Nai
|
|
*
|
|
*
|
19
|
Đồng Tháp
|
|
*
|
|
*
|
20
|
Gia Lai
|
|
*
|
*
|
*
|
21
|
Hà Giang
|
|
*
|
|
*
|
22
|
Hà Nam
|
|
*
|
*
|
*
|
23
|
Hà Nội
|
|
*
|
|
*
|
24
|
Hà Tĩnh
|
|
*
|
|
*
|
25
|
Hải Dương
|
|
*
|
|
*
|
26
|
Hải Phòng
|
|
*
|
|
*
|
27
|
Hậu Giang
|
|
*
|
|
*
|
28
|
Hòa Bình
|
|
*
|
|
*
|
29
|
Hưng Yên
|
|
*
|
|
*
|
30
|
Khánh Hòa
|
*
|
|
|
*
|
31
|
Kiên Giang
|
|
*
|
|
*
|
32
|
Kon Tum
|
|
*
|
|
*
|
33
|
Lai Châu
|
|
*
|
|
*
|
34
|
Lâm Đồng
|
|
*
|
|
*
|
35
|
Lạng Sơn
|
|
*
|
|
*
|
36
|
Lào Cai
|
|
*
|
|
*
|
37
|
Long An
|
*
|
*
|
|
*
|
38
|
Nam Định
|
*
|
|
|
*
|
39
|
Nghệ An
|
|
*
|
|
*
|
40
|
Ninh Bình
|
|
|
|
*
|
41
|
Ninh Thuận
|
*
|
|
|
*
|
42
|
Phú Thọ
|
|
|
*
|
*
|
43
|
Phú Yên
|
|
|
|
|
44
|
Quảng Bình
|
|
*
|
|
*
|
45
|
Quảng Nam
|
*
|
|
|
*
|
46
|
Quảng Ngãi
|
|
*
|
|
|
47
|
Quảng Ninh
|
|
*
|
|
*
|
48
|
Quảng Trị
|
|
*
|
|
*
|
49
|
Sóc Trăng
|
|
*
|
*
|
*
|
50
|
Sơn La
|
|
|
|
*
|
51
|
Tây Ninh
|
|
*
|
|
*
|
52
|
Thái Bình
|
|
*
|
|
*
|
53
|
Thái Nguyên
|
*
|
|
|
*
|
54
|
Thanh Hóa
|
*
|
*
|
|
*
|
55
|
Thừa Thiên Huế
|
|
|
|
*
|
56
|
Tiền Giang
|
|
*
|
|
|
57
|
TP Hồ Chí Minh
|
|
*
|
|
|
58
|
Trà Vinh
|
|
*
|
|
*
|
59
|
Tuyên Quang
|
|
*
|
|
*
|
60
|
Vĩnh Long
|
|
|
*
|
*
|
61
|
Vĩnh Phúc
|
|
*
|
|
*
|
62
|
Vũng Tàu
|
|
*
|
|
*
|
63
|
Yên Bái
|
|
*
|
|
*
|