Báo cáo 40/BC-UBND về công tác chăm lo Tết Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 40/BC-UBND
Ngày ban hành 20/02/2013
Ngày có hiệu lực 20/02/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Hứa Ngọc Thuận
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2013

 

BÁO CÁO

VỀ CÔNG TÁC CHĂM LO TẾT QUÝ TỴ NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. Chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác chuẩn bị, chăm lo Tết Quý Tỵ năm 2013

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012 về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26 tháng 09 năm 2012 về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012; Chỉ thị s 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2013 về triển khai công tác phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và chỉ đạo của Thành ủy tại Công văn số 523-CV/TU ngày 03 tháng 12 năm 2013 về chăm lo Tết Quý Tỵ năm 2013 cho diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chỉ thị số 26/2012/CT-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2012 về tổ chức đón Tết Quý Tỵ năm 2013 và các Kế hoạch chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức, chăm lo Tết Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn thành phố với phương châm “Tết vui tươi, đoàn kết, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn”, ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố ngay từ đầu năm 2013.

Ngoài việc lãnh đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tổ chức chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tấn công truy quét tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Ban Thường vụ Thành ủy có chủ trương chuyển dần khái niệm “ăn Tết” sang “vui Tết”; bên cạnh việc quan tâm chăm lo chu đáo cho các gia đình diện chính sách, hộ dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, chiến sĩ, lực lượng vũ trang...; cần tập trung tổ chức tốt các hoạt động, lễ hội, chương trình văn hóa, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ nhân dân trong dịp Tết.

II. Kết quả thực hiện

1. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân để sản xuất kinh doanh; chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

a) Thành phố đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan để kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng hóa tại thành phố, đảm bảo hàng hóa chất lượng, giá cả phù hợp phục vụ nhân dân; chủ động liên hệ và phối hợp với các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Bộ trong việc sản xuất và ung ứng hàng hóa (đã có 75 dự án sản xuất chăn nuôi và hệ thống phân phối trực tiếp do doanh nghiệp thành phố đầu tư hoặc liên kết đầu tư với svốn 7.005,1 tỷ đồng; ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các tỉnh với lượng vốn hơn 5.300 tỷ đồng/năm) làm phong phú hàng hóa phục vụ nhân dân thành phố và các địa phương; chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo việc dự trữ hàng hóa để kịp thời xử lý hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Lãnh đạo thành phố đã đi thực tế kiểm tra việc chuẩn bị và cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn tại huyện Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn và tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức, hệ thống phân phối thương mại trên địa bàn...; lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đời sống của cán bộ công nhân viên và những khó khăn về thị trường, về vốn của doanh nghiệp trong thời điểm cận Tết; chỉ đạo kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp.

b) Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết, thành phố đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gần gấp hai lần so với kế hoạch với tổng giá trị hàng hóa đạt 6.681,8 tỷ đồng, tăng 1.288,9 tỷ đồng (+23,9%) so với Tết Nhâm Thìn 2012 (5.392,9 tỷ đồng). Trong đó, tổng giá trị hàng hóa chuẩn bị cho bình ổn thị trường là 3,436,4 tỷ đồng, tăng 605,7 tỷ đồng (+21,4%) so với Tết Nhâm Thìn 2012 (2.830,7 tỷ đồng). Riêng tháng cao điểm Tết, tổng giá trị hàng hóa chuẩn bị là 2.698,7 tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn thị trường là 1.511,1 tỷ đồng.

Thành phố đã tăng thêm 2.448 điểm bán hàng bình ổn, nâng tổng số điểm bán hàng bình ổn phục vụ nhân dân là 6.439 điểm; tổ chức gần 700 chuyến bán hàng lưu động, kết hợp tổ chức các phiên chợ công nhân, phiên chợ sinh viên... đưa hàng hóa phục vụ nhân dân tại các huyện ngoại thành, quận ven, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Việc cung ứng hàng hóa trong dịp Tết Quý Tỵ 2013 ổn định, lượng hàng hóa tại 03 chợ đầu mối tăng khoảng 20 - 40% so với các tháng trước và tăng 20 - 30% so với cùng kỳ. Riêng hệ thống siêu thị, lượng hàng hóa cung ứng tăng gấp 2 - 3 lần so với các tháng trước, với 90% - 95% là hàng hóa sản xuất trong nước, các siêu thị của nước ngoài thì tỷ lệ hàng Việt cũng chiếm rất cao (LotteMart đạt 96%, Giant đạt 90%).

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết, các siêu thị mở cửa từ 07 giờ sáng đến 23 giờ (riêng 29 Tết đến 12 giờ) và mở cửa sớm vào Mùng 2 Tết (hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op, hệ thống siêu thị Vinatex); đặc biệt trong 2 ngày cận Tết (28 và 29 âm lịch), hệ thống siêu thị Saigon Co.op đã thống nhất với các nhà cung cấp (Vissan, Nam Phong, Phạm Tôn, San Hà, Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, các HTX trng rau...) giảm giá từ 10% - 49% nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống thiết yếu.

Điểm nổi bật năm nay là rất nhiều siêu thị đã tham gia bán các mặt hàng thuộc Chương trình bình ổn thị trường của thành phố. Do các mặt hàng bình ổn thị trường giá rẻ hơn, chất lượng hàng hóa đảm bảo nên người dân tập trung mua sắm tại các siêu thị, sức mua tại các siêu thị tăng khá mạnh. Tổng doanh số toàn hệ thống siêu thị Saigon Co.op ước đạt 3.063,7 tỉ đồng, tăng trên 14% so với cùng kỳ (doanh số của chuỗi Co.op mart là 2.926 tỉ đồng, chuỗi Co.op Food là 120 tỉ đồng và cửa hàng Bến Thành là 4,1 tỉ đồng, Saigon Co.op Media là 1,7 tỉ đồng). Người dân thành phố đã chuyển dần từ tập quán “ăn Tết” sang “vui Tết”, nhiều gia đình đã tổ chức đi du lịch trong và ngoài nước, giảm việc mua sắm dự trữ hàng hóa, sức mua tại các chợ truyền thống có giảm (những ngày giáp Tết sức mua có tăng nhưng so cùng kỳ Tết năm 2012, sức mua tại các chợ truyền thống được đánh giá giảm từ 5 đến 10%).

c) Các cơ quan chức năng của thành phố đã tiến hành hơn 950 cuộc kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về việc chấp hành giá cả, niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần bình ổn thị trường; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với các loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

d) Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong dịp cuối năm 2012 và Tết Quý Tỵ 2013. Tính đến 31 tháng 01 năm 2013, tổng vốn huy động đạt 1.007.900 tỷ đồng, tăng 1,49% so tháng trước; Dư nợ tín dụng đạt 856.700 tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đã tích cực hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Sacombank dành 1.000 tỷ đồng cho các tiểu thương vay để chuẩn bị hàng hóa trong dịp Tết.

Để đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho thanh toán, chi trả cuối năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố đã dự trữ tiền mặt với khối lượng khá lớn (trên 30.000 tỷ đồng) cả về loại tin và cơ cấu tiền; đảm bảo đáp ứng đủ cơ cấu, loại tiền cho hệ thống máy ATM trên địa bàn, hạn chế tình trạng thiếu tiền mặt trong những ngày nghỉ tết; tăng số lần và thời gian giao dịch tiền mặt trong ngày vào dịp Tết, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu thu - chi của tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho lưu thông.

2. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân thành phố

a) Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, nhằm chăm lo chu đáo đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, các cơ quan đơn vị; Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập 31 Đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo thành phố là Trưởng đoàn tổ chức đi thăm, tặng quà và chúc tết các hộ gia đình diện chính sách có công, diện bảo trợ xã hội, dân nghèo, dân tộc thiểu số, người cao tuổi, công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên, trường dạy nghề, các cơ sở cách mạng, đơn vị y tế, quân đội, công an, lực lượng thanh niên xung phong, các cơ quan, đơn vị với kinh phí trên 5 tỷ đồng...; tham gia Đoàn Đại biểu Quân khu 7 đi thăm, chúc tết và tham dự các hoạt động cùng với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Huyện Đảo Trường Sa, trao tặng các phần quà trị giá hơn 650 triệu đồng cùng các hàng hóa thiết yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tinh thần của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.

b) Thành phố đã tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đảm bảo mọi nhà, mọi người đều có Tết, với tổng kinh phí trên 1.372 tỷ đồng (tăng 370 tỷ đồng, tăng 37%, so với Tết Nhâm Thìn 2012):

- Ngân sách thành phố đã chi 371,74 tỷ đồng (tăng 12,91 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2012 và bằng 27,09% tổng kinh phí chăm lo tết) để chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công; đối tượng bảo trợ xã hội; các hộ nghèo thu nhập dưới 8 triệu đồng/tháng; cán bộ công chức, viên chức; các đồng chí là cựu tù chính trị chưa được hưởng chế độ chính sách; các gia đình có con em đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1..

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã vận động các tổ chức xã hội, từ thiện, các mạnh thường quân triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho nhân dân đón Tết, như: tổ chức thăm hỏi, chăm lo các gia đình chính sách, các lực lượng vũ trang, nhân dân các vùng kháng chiến cũ, sinh viên, học sinh, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, học viên ở trung tâm giáo dục và những hộ gia đình nghèo... với số tiền trên 152 tỷ đồng (chiếm 11,07% tổng kinh phí chăm lo tết).

- Liên đoàn Lao động thành phố đã chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với 9.389 doanh nghiệp thưởng, tặng quà, tiền cho 712.679 công nhân, viên chức, người lao động với tổng số tiền 780,8 tỷ đồng (tăng 82,5% so với tết năm 2012), chiếm 56,9% tổng kinh phí chăm lo tết; vận động, phối hợp với 384 doanh nghiệp hỗ trợ vé xe cho 26.782 công nhân về quê (tăng 15,63% so với năm 2012) với số tiền 16,7 tỷ đồng (tăng 23% so năm 2012), chiếm 1,21% tổng kinh phí chăm lo tết.

- Ban Vận động Vì người nghèo - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố chăm lo 8.762 các gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các vị nhân sĩ, trí thức, các vị tiêu biểu các dân tộc, chức sắc các tôn giáo, các Trung tâm chữa bệnh, cơ sở giáo dục - lao động xã hội của thành phố và các Trung tâm xã hội của tôn giáo, các hộ dân nghèo tại 15 xã, phường nghèo của thành phố và đồng bào nghèo các tỉnh, số tiền 9,72 tỷ đồng (chiếm 0,7% tổng kinh phí chăm lo tết).

- Thành Đoàn đã tổ chức thăm và tặng quà cho 2.166 gia đình thuộc diện chính sách tại 12 tỉnh, thành phố và 24 quận, huyện của thành phố; trao tặng 850 vé xe miễn phí cho thanh niên công nhân về quê đón Tết; hỗ trợ 1.500 vé xe miễn phí cho sinh viên, hc sinh của các trường Đại học - Cao đẳng - Trung cấp chuyên nghiệp về quê đón Tết; giới thiệu hơn 4.500 việc làm cho sinh viên làm thêm ngày Tết; tổ chức nhiều chương trình chăm lo, tặng quà và tổ chức vui chơi cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở các mái ấm, nhà mở, trẻ khuyết tật; tổ chức chăm lo cho 3.616 cán bộ Đoàn - Hội - Đội có hoàn cảnh gia đình khó khăn...với tổng kinh phí thực hiện trên 18 tỷ đồng (chiếm 1,31% tổng kinh phí chăm lo tết).

- Hội Liên Phụ nữ thành phố đã vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy truyền thống tương thân, tương trợ; vận động các cơ quan đơn vị chăm lo Tết đối với 68.346 đối tượng (tăng 12.378 đối tượng) thuộc diện gia đình chính sách, các lực lượng vũ trang, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất, các hộ gia đình nghèo, nữ công nhân nhà trọ và nữ lao động nhập cư không có điều kiện về quê vui Tết... với tổng kinh phí là 15,92 tỷ đồng (chiếm 1,16% tổng kinh phí chăm lo tết).

- Hội Nông dân phối hợp với Đài Truyền Hình thành phố tổ chức chương trình “Tết làm điều hay vì nông dân nghèo”, vận động các nhà tài trợ, các đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân và hội viên nông dân với số tiền trên 5,3 tỷ (chiếm 0,38% tổng kinh phí chăm lo tết) để tập trung chăm lo quà tết, xây dựng nhà tình thương, trao thẻ BHYT, học bổng Lương Định Của cho con em và hội viên nông dân nghèo năm 2013.

- Hội Cựu Chiến binh thành phố đã tổ chức thăm, chúc tết và tặng quà cho 17 đồng chí lão thành cách mạng, gia đình chính sách với tổng kinh phí 21.500.000 đồng.

[...]