Báo cáo 189/BC-BTP kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 189/BC-BTP
Ngày ban hành 22/07/2016
Ngày có hiệu lực 22/07/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/BC-BTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2016

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CÔNG TÁC TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

Sáu tháng đầu năm 2016, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; lãi suất có xu hướng giảm; huy động vốn đầu tư phát triển đạt nhiều kết quả tích cực; thu hút vốn FDI tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước; phát triển doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực; các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm và đạt nhiều kết quả; an ninh chính trị và trật tự xã hội được bảo đảm;… Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có tốc độ chậm lại, tình hình kinh tế - xã hội trong nước những tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế phục hồi chậm; tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; lạm phát được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có khả năng tăng cao trở lại; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt thấp hơn mục tiêu đề ra; việc phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái còn bộc lộ nhiều yếu kém; đời sống nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vùng bị ô nhiễm môi trường biển, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn…

Đối với công tác Tư pháp, toàn Ngành đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, nhất là 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Báo cáo số 12/BC-BTP ngày 20/01/2016 của Bộ Tư pháp[1] và 10 nhóm nhiệm vụ chủ yếu theo Chương trình hành động của Ngành Tư pháp[2] thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ. Báo cáo này tập trung đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp trong 6 tháng đầu năm 2016, xác định những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân để từ đó đề xuất nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2016.

Phần thứ nhất:

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Sáu tháng đầu năm, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành bám sát với công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2016 đã được Chính phủ quan tâm chỉ đạo, quy định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, tạo cơ sở quan trọng cho sự thống nhất chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp một cách toàn diện. Nhìn chung, các Bộ, ngành, địa phương đã kịp thời ban hành, phê duyệt kế hoạch công tác tư pháp/pháp chế của cơ quan, địa phương.

- Chỉ đạo triển khai Nghị quyết và các Văn kiện do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: Việc triển khai Nghị quyết và các Văn kiện do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thông qua được Ngành Tư pháp xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu và tích cực thực hiện. Nhiều tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp đã tham mưu cho Bộ, ngành, địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến và xây dựng các chương trình, kế hoạch để từng bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, định hướng trong xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; về chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược từ xây dựng pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật được nêu trong Văn kiện (như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Hà Nội, Thanh Hóa, Long An...).

- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021: Bộ, Ngành Tư pháp đã tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện các đợt cao điểm tuyên truyền phổ biến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đến các tầng lớp nhân dân, qua đó, góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử vừa qua.

- Chỉ đạo các công việc trọng tâm theo yêu cầu mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Toàn Ngành đã kịp thời bám sát và hành động với quyết tâm cao nhất, kiên quyết đổi mới theo phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và phục vụ nhân dân, trong đó trọng tâm là gỡ bỏ rào cản, hoàn thiện thể chế để giải phóng các nguồn lực phát triển đất nước, kiên quyết loại trừ các quy định pháp luật không rõ ràng, không minh bạch, có biểu hiện lợi ích nhóm, cản trở phát triển, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Bộ Tư pháp đã kịp thời ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ (kèm theo Quyết định số 1170/QĐ-BTP ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) với nhiều nhiệm vụ, giải pháp để kịp thời hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bộ Tư pháp cùng các Bộ, ngành tham gia tích cực vào việc giải quyết các công việc chung của Chính phủ; chủ động giải quyết công việc và phối hợp công tác; sâu sát cơ sở, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, tháo gỡ khó khăn; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, đưa nhanh các chủ trương, chính sách pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Cùng với đó, các Bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức, bộ máy; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công tác. Bộ Tư pháp đã ban hành kế hoạch kiểm tra công tác trên các lĩnh vực: kiểm tra VBQPPL, xử lý vi phạm hành chính, nuôi con nuôi, thi hành án dân sự, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý... Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch kiểm tra và chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường kiểm tra công tác tư pháp ở cấp huyện, cấp xã; hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở.

Bộ, Ngành Tư pháp đã có bước đổi mới việc tổ chức họp, hội nghị, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành, như: tăng cường hội nghị trực tuyến, qua đó giúp tiết kiệm được thời gian, kinh phí, mở rộng thành phần dự họp; gửi, nhận tài liệu điện tử, góp phần cải tiến phương thức làm việc theo hướng hành chính điện tử, bảo đảm sự liên thông, kịp thời và tiết kiệm.

Đặc biệt, thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả, chất lượng, giảm thiểu số lượng cuộc họp, các chuyến công tác địa phương không cần thiết, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch 6 tháng cuối năm về tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trong đó đã thực hiện rà soát, lồng ghép và cắt giảm khoảng 20% số hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các chuyến công tác địa phương trong năm 2016 so với đề xuất ban đầu của các đơn vị. Công tác hướng dẫn chuyên môn, trả lời kiến nghị của địa phương, pháp chế Bộ, ngành được quan tâm đẩy mạnh, nhìn chung đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ.

Bộ Tư pháp đã chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí, các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp các chính sách pháp luật, các giải pháp chỉ đạo, điều hành. Việc tổ chức họp báo thường kỳ tiếp tục được đổi mới, kịp thời thông báo kết quả công tác tư pháp, các vấn đề quan trọng được dư luận quan tâm. Công tác thông cáo báo chí về VBQPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành được duy trì hàng tháng. Bộ Tư pháp đã ban hành mới Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự (theo Quyết định số 1431/QĐ-BTP ngày 05/7/2016), trong đó, bên cạnh việc quy định phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí tại Bộ Tư pháp, đã bổ sung yêu cầu Cục trưởng các Cục THADS tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ và đột xuất. Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt chức năng giám sát của nhân dân, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của nhân dân đối với công tác tư pháp, Bộ Tư pháp và một số Sở Tư pháp (như Đồng Nai...) đã ban hành Kế hoạch và đang tích cực chuẩn bị tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân về công tác tư pháp.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

1.1. Công tác xây dựng VBQPPL

- Trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Tư pháp cùng các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã nỗ lực hoàn thành khối lượng lớn công việc nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ phát triển đất nước, được Chính phủ biểu dương tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2016. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tại kỳ họp thứ 11, các Bộ, ngành đã giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội khóa XIII thông qua hoặc cho ý kiến 07 luật[3], trong đó có những dự án luật quan trọng triển khai thi hành Hiến pháp 2013 như: Luật tiếp cận thông tin, Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)... Cùng với đó, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, điều chnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 cũng đã được Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện để trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ nhất. Hiện nay, các Bộ, ngành đang tích cực xây dựng, hoàn thiện các dự án luật quan trọng khác như: Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi), Luật quy hoạch, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật quản lý ngoại thương, Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)...

- Đối với công tác xây dựng VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các Bộ, ngành, trong 6 tháng đầu năm, các Bộ, cơ quan đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 400 văn bản, trong đó có 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh (21 nghị định, 02 quyết định, 28 thông tư, 04 thông tư liên tịch) và chùm nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, đáp ứng yêu cầu thực thi Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và tạo thuận lợi tối đa cho “khởi nghiệp”, cho môi trường đầu tư kinh doanh.

Riêng Bộ Tư pháp đã trình 18/18 văn bản, đề án có thời hạn phải trình trong 6 tháng đầu năm 2016, đạt tỷ lệ 100%. Bên cạnh đó, thực hiện công tác theo dõi tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, hàng tháng, Bộ Tư pháp đều phối hợp với các Bộ, ngành quyết tâm giảm nợ đọng VBQPPL thông qua việc đôn đốc hoặc tổ chức làm việc với các Bộ, ngành nợ đọng nhiều; hàng tháng, quý, Bộ Tư pháp đã có báo cáo Chính phủ về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết trình Chính phủ tại các Phiên họp thường kỳ, nhờ đó, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã từng bước được khắc phục hiệu quả.

- Tại các địa phương, 6 tháng đầu năm 2016 đã ban hành 1.548 VBQPPL cấp tỉnh (giảm 64 văn bản so với cùng kỳ năm 2015); 2.923 VBQPPL cấp huyện (giảm 690 văn bản so với cùng kỳ năm 2015); việc ban hành VBQPPL đáp ứng kịp thời yêu cầu chỉ đạo, điều hành các mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn, cơ bản bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy trình soạn thảo.

- Công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục được chú trọng nâng cao chất lượng và gắn kết chặt chẽ hơn với công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn Ngành Tư pháp đã tổ chức thẩm định 4.851 dự thảo VBQPPL (tăng 10,37% so với cùng kỳ năm 2015), trong đó có 4.311 dự thảo VBQPPL do các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thẩm định; Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã thẩm định 389 văn bản; Bộ Tư pháp đã thẩm định 151 dự thảo VBQPPL và 61 điều ước quốc tế.

Đặc biệt, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định các nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh và đã hoàn thành thẩm định đối với 50/50 nghị định theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, qua đó đã đề nghị cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương đổi mới công tác thẩm định văn bản, Bộ Tư pháp đã tổ chức các cuộc họp tư vấn thẩm định với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học để thẩm định các VBQPPL. Nhìn chung, các ý kiến thẩm định dự thảo VBQPPL đã được các cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình trước khi hoàn chỉnh và là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành. Việc góp ý VBQPPL được toàn Ngành chú trọng thực hiện, ngày càng đi sâu vào chất lượng, nhất là bảo đảm tính khả thi của văn bản. Riêng tại Bộ Tư pháp, tính đến hết tháng 6/2016, đã thực hiện góp ý 447 dự thảo văn bản, trong đó có 163 điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

- Công tác kiểm tra VBQPPL: Sáu tháng đầu năm 2016, các Bộ, cơ quan, địa phương đã tiếp nhận kiểm tra theo thẩm quyền 17.181 VBQPPL (tăng 2.104 văn bản so với cùng kỳ năm 2015); qua kiểm tra, phát hiện 379 văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền[4].

Riêng Bộ Tư pháp, trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra 1.443 văn bản (gồm 497 văn bản của các Bộ, cơ quan, 946 văn bản của địa phương); bước đầu phát hiện 58 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành (22 văn bản của các Bộ, cơ quan, 36 văn bản của địa phương); Bộ đã thông báo kiểm tra đối với 54 văn bản, còn 04 văn bản đã được cơ quan ban hành văn bản tiếp thu, tự xử lý sau khi Bộ Tư pháp tổ chức họp và trao đổi về các nội dung trái pháp luật[5]. Đến nay, 09 văn bản đã được xử lý; 16 văn bản đã hướng xử lý; 33 văn bản đang xử lý[6].

- Công tác rà soát VBQPPL được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thường xuyên, qua đó kịp thời phát hiện văn bản hết hiệu lực thi hành hoặc không còn phù hợp với văn bản mới được ban hành, trong đó, đã hoàn thành bước đầu nhiệm vụ rà soát pháp luật và đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với hệ thống pháp luật Việt Nam và có báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016. Cùng với đó, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện việc rà soát văn bản về đầu tư, kinh doanh[7], tích cực rà soát, lập và công bố Danh mục VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan, góp phần giúp cho hệ thống pháp luật được minh bạch, dễ tiếp cận, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong áp dụng.

[...]