ỦY BAN DÂN TỘC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 127/BC-UBDT
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 09 năm 2016
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC NĂM 2016; NHIỆM VỤ NĂM 2017
Thực hiện yêu cầu của Hội đồng Dân tộc
của Quốc hội tại văn bản số 68/HĐDT14 ngày 20/9/2016 về chuẩn bị báo cáo tại
phiên họp toàn thể lần thứ hai, Ủy ban Dân tộc báo cáo như
sau:
I. KHÁI QUÁT TÌNH
HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2016.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, tình hình
sản xuất và đời sống vùng DT&MN gặp nhiều khó khăn, thách thức
như thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra nhiều,
gây thiệt hại lớn về người, tài sản, nhà cửa và hoa màu của người dân, đặc biệt
là đồng bào vùng DT&MN1. Rét đậm, rét hại, mưa đá, gió
lốc, băng tuyết xảy ra hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc2 và Tây Nguyên3; hạn hán,
thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung, Tây
Nguyên; hạn hán, xâm ngập mặn nghiêm trọng xảy ra ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long4. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính
phủ đã kịp thời chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp cấp
bách ứng phó tình trạng thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn, coi đây là nhiệm vụ
trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhờ đó đã hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào các DTTS.
So với mặt bằng chung toàn quốc, vùng
DT&MN vẫn là vùng khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nhất:
Trong khi tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân cả nước là
13,15% thì tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi phía Bắc chiếm
26,99%, vùng DT&MN Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 20,61%, Tây Nguyên
17,14%. Nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo rất cao so với bình quân chung cả nước
như: Điện Biên 48,14%, Sơn La 47,89%, Hà Giang 43,65%, Cao Bằng 42,39%, Lai
Châu 40,4%, Lào Cai 34,3%, Bắc Kạn 29,4%, Kon Tum 26,12%... Thực hiện phương
châm của Chính phủ “Không để người dân bị thiếu đói”, ngoài nguồn hỗ trợ gạo của
Chính phủ trong thời gian giáp hạt và ảnh hưởng của hạn hán, thiên tai5; các địa phương đã thực hiện kế hoạch “bốn tại chỗ” kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn
định cuộc sống. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương vùng DT&MN quan tâm
chỉ đạo, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu
nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, đẩy mạnh công tác
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
hỗ trợ phát triển sản xuất, tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,
triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, thực hiện tốt chính sách an sinh
xã hội.
Hệ thống trạm y
tế và đội ngũ y bác sỹ tiếp tục được quan tâm, từng bước nâng
cao năng lực khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Trước những diễn
biến phức tạp của thời tiết, ngành y tế, tăng cường truyền
thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là dịch sốt xuất huyết. Trên
địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp,
theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của
các tỉnh Tây Nguyên, đến cuối tháng 9 lũy kế số ca mắc bệnh
sốt xuất huyết khoảng 16.000 ca (trong đó có 05 trường hợp đã tử vong6). Bên cạnh đó, các chính sách khám, chữa bệnh,
cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo, dân số và kế hoạch hóa
gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêm chủng mở rộng cũng được quan tâm thực
hiện. Một số địa phương tiếp tục hưởng ứng chương trình “Vì cuộc sống cộng đồng”,
tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho người nghèo, vùng sâu, vùng
xa, trong đó có đồng bào DTTS.
Các chính sách về giáo dục, đào tạo,
chế độ cho giáo viên và học sinh được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Các trường vùng DT&MN tích cực tuyên truyền, vận động học sinh duy trì sỹ số,
học tập chuyên cần, không bỏ học giữa chừng, triển khai các lớp học tiếng dân tộc
trong kỳ nghỉ hè; sửa chữa, củng cố, hoàn thiện cơ sở vật
chất cho năm học mới. Hệ thống trường phổ thông Dân tộc nội trú tiếp tục được củng
cố, phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục. Các trường phổ thông
DTNT đã hoàn thành việc tuyển sinh vào lớp 10 và tạo mọi điều kiện để học sinh tựu trường; tổ chức lễ trao học bổng và quà “Tiếp sức đến trường”
cho các em vượt khó học giỏi; đã tiến hành tổng kết, đánh
giá năm học 2015-2016 và tập trung triển khai tốt khai giảng năm học mới
2016-2017; thực hiện tốt công tác xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016.
Các địa phương vùng DT&MN đã tổ
chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng Xuân,
mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước; tổ chức Lễ kỷ niệm
70 năm ngày thành lập cơ quan công tác dân tộc. Các Lễ hội, Tết truyền thống của
đồng bào một số dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa (Tết cổ truyền Chôl
Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch quốc gia đồng bào Chăm năm 2016 ...). Công tác thông
tin, tuyên truyền được triển khai tốt, đúng định hướng, nội dung thông tin
phong phú, có chất lượng tốt.
Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã
hội vùng DT&MN cơ bản ổn định. Các cấp, ngành, địa phương tăng cường công
tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau; đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội;
củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, tình hình an ninh,
trật tự vùng DT&MN vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố diễn biến phức tạp
như: Hoạt động đòi ly khai, tự trị tuy đã giảm, nhưng vẫn
xuất hiện tình trạng các cá nhân, tổ chức, hệ phái tôn giáo bên ngoài tăng cường hoạt động, hỗ trợ, bồi dưỡng đào tạo chức sắc, cốt cán, phát
triển đạo vào vùng DTTS. Tôn giáo, đặc biệt là Tin lành và một số tổ chức, hiện
tượng tôn giáo mới (tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Minh,
tà đạo "Hà Mòn"...) tiếp tục phát triển, đe dọa gây mất ổn định về an
ninh, trật tự vùng DTTS, nhất là trong dân tộc Mông ở Tây Bắc và người DTTS ở
Tây Nguyên. Tại một số địa phương, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng sự
thiếu hiểu biết của đồng bào các DTTS, xúi giục bà con tụ tập, gây mất an ninh,
chính trị trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Do làm tốt công tác quản lý, nắm chắc địa
bàn nên các địa phương đã chủ động ứng phó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn. Tình
trạng khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy cùng với nạn cháy rừng
xảy ra ở nhiều nơi7 đã ảnh hưởng trực tiếp đến độ che phủ
rừng và biến đổi khí hậu. Theo kết quả tổng hợp của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng khu vực Tây Nguyên năm
2016 đã giảm 180.000 ha so với năm 2010, nguyên nhân chính là nạn phá rừng, lấn
chiếm đất rừng để lấy đất canh tác, sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp.
Nhằm ổn định và khắc phục tình hình, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành lệnh đóng
cửa rừng đối với các tỉnh Tây Nguyên. Tình hình di dân tự do tiếp tục diễn ra từ
một số tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh Tây Nguyên, sang Lào và di cư nội
vùng Tây Bắc, nguyên nhân chủ yếu do thiếu đất sản xuất và theo người thân làm kinh tế8. Theo thống kê trong 06 tháng đầu năm
2016, các tỉnh vùng Tây Bắc có 78 hộ/343 khẩu di cư tự do đi, gây khó khăn
không nhỏ cho địa phương nơi di cư đến. Tình trạng đồng bào DTTS, nhất là dân tộc
Mông di cư, xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới (Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Myanma...) có chiều hướng gia tăng. Tình hình
buôn bán, vận chuyển ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp.
Các đối tượng tội phạm ma túy thường lôi kéo đồng bào DTTS vào các hoạt động
mua bán, vận chuyển và sử dụng các loại ma túy với thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo
quyệt và manh động. Để đối phó với lực lượng chức năng, chúng sẵn sàng dùng vũ
khí nóng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ. Một số điểm nóng về ma
túy thuộc khu vực biên giới như: Các huyện Tương Dương, Quế Phong, Quế Lâm (Nghệ
An), Mai Châu (Hòa Bình), Điện Biên (Điện Biên), Mộc Châu (Sơn La)...Theo số liệu
của Bộ Công an, tội phạm ma túy chiếm 34% tội phạm cả nước, trong đó tội phạm
là người DTTS chiếm 20%. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện đất đai (vụ khiếu kiện kéo dài tiếp tục xảy ra tại tỉnh
Lâm Đồng và Đắk Lắk9), tái trồng cây
thuốc phiện10, nghiện hút, sử dụng ma túy, nhiễm HIV, nạn
tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, buôn bán hàng giả, hàng cấm, lừa gạt, buôn
bán phụ nữ và trẻ em...vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 2016.
Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì quản
lý, hướng dẫn thực hiện 13 chính sách, kết quả ước thực hiện năm 2016 như sau (Có
phụ lục kèm theo).
1. Chương trình
135
Năm 2016, Chương trình 135 được triển
khai trên địa bàn 2.275 xã, và 3.424 thôn (trong đó NSTW đầu tư 2.240 xã,
3.373 thôn; ngân sách địa phương 35 xã, 51 thôn), được thực hiện với 3 nội
dung: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực và hỗ
trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Thực hiện nguyên tắc phân bổ vốn năm
2016, ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư cho 2.240 xã và 2.821 thôn, bản. Định
mức: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: 1.000 triệu đồng/xã/năm, 200 triệu đồng/thôn/năm;
hỗ trợ phát triển sản xuất: 300 triệu đồng/xã/năm, 50 triệu đồng/thôn/năm; đào
tạo nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở 60 triệu/xã/năm,
15 triệu/thôn/năm; duy tu bảo dưỡng bằng 6,3% vốn đầu tư
cơ sở hạ tầng (theo Quyết định 101/2009/QĐ-TTg ngày 05/8/2009 của Thủ tướng
Chính phủ).
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện năm
2016 là 3.970,628 tỷ đồng; Trung ương đã phân bổ cho các địa phương 3.493,809 tỷ
đồng;
Kết quả thực hiện các dự án thành phần
(theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương):
Dự án hỗ trợ đầu
tư cơ sở hạ tầng: Kinh phí được phân bổ là 2.582,28 tỷ đồng, đã đầu tư thực hiện
3.999 công trình (gồm 1.809 công trình chuyển tiếp và 2.180 công trình khởi
công mới: giao thông, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình y tế, nước
sinh hoạt, công trình điện, chợ...). Kết quả giải ngân đạt trên 50% ưu tiên vào
thanh toán trả nợ công trình đã hoàn thành năm 2015 được bàn giao đưa vào sử dụng,
về duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau đầu tư: Nguồn vốn sự nghiệp được
cấp 162,684 tỷ đồng, đã triển khai duy tu bảo dưỡng cho 510 công trình (nước
sinh hoạt, trường lớp học, đường giao thông, thủy lợi kênh
mương), chủ yếu do các xã làm chủ đầu tư và tổ nhóm cộng đồng thôn bản thực hiện.
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Nguồn
vốn sự nghiệp phân bổ 748,845 tỷ đồng, tất cả các dự án hỗ
trợ sản xuất đều do xã làm chủ đầu tư. Các tỉnh đã triển khai hỗ trợ giống cây,
giống con, phân bón, vật tư và một số mô hình phát triển sản xuất cho hơn
147.000 hộ. Nhìn chung tiến độ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất chậm, tỷ lệ giải ngân thấp mới đạt khoảng gần 40% .
Dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng
và cán bộ cơ sở (do cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh triển khai): Đến nay
có một số tỉnh như Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Kiên Giang, Hà Giang...
đã tổ chức một số lớp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã và
các nhóm cộng đồng. Còn lại một số tỉnh đang xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo
tập huấn triển khai thực hiện vào quý IV năm 2016.
Khó khăn, vướng mắc trong triển khai
thực hiện: Quyết định phê duyệt Chương trình đến tháng 9/2016 mới được ban
hành. Các văn bản hướng dẫn về cơ chế quản lý điều hành
CTMTQG, cơ chế tài chính chậm được ban hành. Nguồn lực cho địa phương mới được
phân bổ 90%. Đến nay, Bộ Kế hoạch và
đầu tư, Bộ Tài chính mới có thông báo bổ sung phân bổ 10% vốn còn thiếu. Việc
triển khai hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng còn chậm do phải thực hiện quy trình
thẩm định các công trình khởi công mới theo Nghị định 136/NĐ-CP. Cơ chế đặc thù
rút gọn đối với các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản chưa được ban
hành. Thi công các công trình tại các địa phương thực hiện vào mùa mưa, lũ dẫn
đến tiến độ chậm so với kế hoạch. Một số địa phương còn lúng túng trong triển
khai hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do Chương trình chậm được phê duyệt
và chưa có hướng dẫn chi tiết của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Chính sách hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 (Quyết định
755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013):
Tổng số vốn cấp bổ sung từ nguồn tăng
thu tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2014 để thực hiện năm 2016 là 1350 tỷ
đồng. Do đến tháng 01/2016 các địa phương mới nhận được quyết định giao vốn nên
hầu hết đều phân bổ và triển khai chậm. Ước thực hiện năm 2016 đạt 1.200 tỷ đồng,
bằng 89% kế hoạch.
Một số khó khăn hạn chế: Vốn bố trí từ
ngân sách TW chưa kịp thời, chưa đồng bộ giữa nguồn vốn hỗ
trợ và vốn vay; vốn cấp thực hiện chính sách hàng năm quá thấp so với nhu cầu
và kế hoạch thực hiện chính sách. Việc lồng ghép nguồn vốn
của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, học nghề
tạo việc làm,… để thực hiện chính sách chưa thực hiện được như
quy định. Một số tỉnh không còn quỹ đất để thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho đồng
bào DTTS, một số tỉnh khác tuy quỹ đất vẫn còn nhưng chất lượng đất xấu, xa dân
cư. Chủ trương thu hồi đất nông lâm trường không đạt nhiều kết quả. Việc đào tạo
nghề phù hợp với vùng DT&MN rất khó khăn. Một số địa phương chưa tích cực
triển khai thực hiện chính sách, rà soát xác định đối tượng thụ hưởng, ban hành
mức bình quân đất sản xuất, việc xây dựng đề án, phê duyệt đề án thực hiện chính sách còn chậm. Ở một số địa phương sau khi công trình
hoàn thành (nước sinh hoạt tập trung), công tác quản lý sử dụng chưa tốt nên bị
hư hỏng, xuống cấp. Định mức hỗ trợ theo Quyết định 755/QĐ-TTg không còn phù hợp,
cần được điều chỉnh để tiếp tục thực hiện trong thời gian
tới.
3. Chính sách hỗ
trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015
(Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg):
Năm 2016 tiếp tục triển khai thực hiện
từ vốn chuyển nguồn từ Quyết định 74/2008/QĐ-TTg chuyển sang là 352,55 tỷ đồng,
vốn được cấp từ nguồn ngân sách vượt thu của năm 2014 là 290 tỷ đồng. Như vậy, tính
đến nay ngân sách TW đã cấp 100% vốn để thực hiện Quyết định
29/2013/QĐ-TTg. Ước thực hiện năm 2016 giải ngân thanh toán đạt 200 tỷ đồng, chủ
yếu là thực hiện hỗ trợ đất ở và cho vay vốn để chuộc đất sản xuất.
Quá trình thực hiện còn vướng mắc chủ
yếu do vốn vay được cấp chậm, không đồng bộ với vốn hỗ trợ; số vốn chuyển từ
Quyết định 74/2008/QĐ-TTg sang thực hiện Quyết định 29/2013/QĐ-TTg ở các tỉnh gặp
khó khăn do chưa quyết toán, số vốn còn dư ở các tỉnh không phù hợp với nhu cầu song rất khó điều chỉnh.
4. Chính sách hỗ
trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm
2015 (Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg):
Năm 2016, các địa phương triển khai
nguồn vốn được Trung ương phân bổ từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách
trung ương năm 2014 (377 tỷ đồng). Nguồn vốn được các địa phương tập trung giải
ngân cho các dự án thực hiện dở dang và một số dự án chưa triển khai đã được
phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg. Hiện nay, các địa phương đang tích cực
triển khai thực hiện hỗ trợ người dân, đầu tư kết cấu hạ tầng và đón dân về định
cư. Kết quả thực hiện trong 9 tháng năm 2016 ước đạt khoảng 265 tỷ, đạt 70,3% kế
hoạch vốn. Ước thực hiện cả năm đạt 377 tỷ đồng, bằng 100%
kế hoạch Trung ương giao.
Khó khăn, vướng mắc: Qua 8 năm thực
hiện đến nay việc triển khai thực hiện chính sách có nhiều khó khăn: Một số tỉnh
không bố trí được vốn đối ứng, định mức thực hiện dự án không phù hợp, thấp hơn
so với định mức của các chính sách khác đang triển khai trên địa bàn; đa số dự
án phát sinh do trượt giá. Vốn NSTW bố trí hàng năm thấp,
dàn trải, chưa đồng bộ nên nhiều dự án và công trình thực
hiện còn dở dang (một số tỉnh dư nguồn vốn sự nghiệp nhưng thiếu nguồn vốn đầu
tư phát triển để đầu tư hoàn thành các dự án dở dang: Yên Bái, Đăk Nông, Lai
Châu, Ninh Thuận, Bình Định...). Hiện nay còn 18 dự án ĐCĐC tập trung chưa thực
hiện, 52 dự án còn dở dang, 26 dự án hoàn thành nhưng thiếu vốn thanh toán, với
tổng kinh phí để hoàn thành là 590 tỷ đồng. Để giải quyết hết đối tượng chưa thụ hưởng chính sách, Ủy ban Dân tộc đã đề
xuất nội dung thực hiện chính sách này tại Chính sách đặc thù hỗ
trợ phát triển kinh tế xã hội vùng DT&MN giai đoạn 2016-2020.
5. Chính sách cho
vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai
đoạn 2012 - 2015 (Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg):
Đến năm 2016, nguồn vốn được giao là
889 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2016, các tỉnh đã triển khai cho vay được
15.053 hộ với số tiền cho vay 120 tỷ đồng. Hiện nay, các tỉnh đang tích cực rà
soát, tiến hành giải ngân theo kế hoạch; một số địa phương có điều chỉnh kế hoạch
tăng, giảm vốn để hoàn thành kế hoạch hết năm 2016. Ước thực
hiện từ khi thực hiện (năm 2013) đến hết năm 2016 giải ngân đạt 700 tỷ đồng, bằng
79% kế hoạch.
Do khó khăn về vốn, nên cả giai đoạn 2013-2015,
mới có có 28.795 hộ được vay vốn nguồn vốn thu hồi nợ từ Quyết định 32 (đạt
10,5% nhu cầu). Đến tháng 9/2015 mới được bố trí 889 tỷ đồng dẫn đến quá trình triển khai chính sách không kịp thời,
không đáp ứng được mục tiêu chính sách. Mức vốn vay 8 triệu đồng/hộ quá thấp
nên chưa đủ nguồn lực cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối tượng cho vay không còn phù hợp với chuẩn nghèo
hiện nay, không còn phù hợp với thực tế, vì vậy các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải ngân.
6. Chính sách hỗ
trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn (Quyết định
102/2009/QĐ-TTg):
Năm 2016, NSTW đã phân bổ 559,193 tỷ
đồng để thực hiện chính sách (phân bổ theo chuẩn nghèo cũ quy định tại Quyết định
số 09/2011/QĐ-TTg và phạm vi áp dụng là vùng khó khăn quy
định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg). Ước thực hiện cả năm
đạt 559,193 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch Trung ương giao.
Tuy nhiên, năm 2016 áp dụng chuẩn nghèo đa chiều theo quy định tại Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg; do đó, nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc tổ chức triển
khai thực hiện chính sách. Đến thời điểm này, có 24 tỉnh
thực hiện theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg, 33 tỉnh theo
chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg. Thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối
hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành liên quan tích hợp chính sách theo Quyết
định 102 vào chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo để thống nhất thực hiện từ năm 2017.
7. Đề án phát triển
kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao (Quyết định số
1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011):
Năm 2016, Trung ương bố trí vốn cho 3
tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu là 97,28 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư phát
triển: 70 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 27,28 tỷ đồng. Các tỉnh đã thực hiện phân bổ
71,28 tỷ đồng, còn 27 tỷ đồng chưa phân bổ. Ước thực hiện cả năm đạt 70,28 tỷ đồng,
bằng 71% kế hoạch Trung ương giao. Kết quả thực hiện chính
sách góp phần tăng cường hạ tầng, phát triển sản xuất,
tăng thu nhập cho đồng bào, khối đoàn kết dân tộc được củng cố, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên quá trình thực hiện chính
sách còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: đời sống của đồng bào tuy đã được cải
thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất chậm phát triển, giảm nghèo chưa bền
vững, cơ sở hạ tầng còn yếu kém; công tác quản lý thực hiện chính sách ở địa
phương còn hạn chế, đầu tư còn dàn trải, không phù hợp với khả năng ngân sách, chưa có nguyên tắc và tiêu chí ưu tiên đầu tư.
8. Chính sách đối
với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số
18/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg):
Theo đề nghị của các địa phương, Ủy
ban Dân tộc đã rà soát, phê duyệt danh sách người có uy tín năm 2016. Trong 9
tháng đầu năm Ủy ban Dân tộc đã tổ chức đón tiếp, gặp mặt
19 đoàn đại biểu là già làng, trưởng bản, người có uy tín,
chức sắc, chức việc và các cháu học sinh giỏi dân tộc thiểu
số với tổng số 680 lượt người. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số đã được các địa phương được thực hiện tốt góp phần thực hiện
tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.
9. Chính sách cấp
một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt
khó khăn năm 2016 (Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 19/4/2016):
Ngay sau khi Quyết định 633/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ban hành, 19 cơ quan báo, tạp chí đã triển khai ngay việc
phát hành báo chí theo kế hoạch. Tổng kinh phí thực hiện chính sách năm 2016 là
105 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch vốn. Ủy ban Dân tộc đã chủ
động phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định giá xuất bản của các báo, tạp chí và
giá phát hành của đơn vị phát hành. Các cơ quan báo chí khắc
phục mọi khó khăn tổ chức xuất bản, phát hành theo đúng hợp
đồng với Ủy ban Dân tộc. Tuy nhiên đến nay kinh phí vẫn chưa được cấp nên các
cơ quan báo, tạp chí thực hiện Quyết định 633/QĐ-TTg gặp nhiều khó khăn.
10. Đề án “Giảm
thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu
số” (Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015):
Năm 2016 kế hoạch vốn được giao là 7
tỷ đồng; Ủy ban Dân tộc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2016, trong đó
phân bổ 3 tỷ đồng cho các địa phương để triển khai thực hiện
chính sách. Đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn cơ quan công tác dân tộc các địa
phương triển khai thực hiện. Ước thực hiện cả năm đạt 7 tỷ đồng, bằng 100% kế
hoạch. Trong năm, Ủy ban Dân tộc và các tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn, triển
khai thực hiện Đề án; khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng và nhận thức của
người dân về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS; tổ chức các hoạt
động truyền thông, tuyên truyền; xây dựng, biên tập tài liệu, sản phẩm truyền
thông (như sổ tay hỏi đáp pháp luật về hôn nhân và gia
đình dịch ra một số tiếng dân tộc thiểu số; sổ tay tuyên truyền viên cơ sở; tờ rơi, tờ gấp, băng đĩa,...)
11. Thực hiện
các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với
mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 (Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày
10/9/2015):
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1557/QĐ-TTg, Ủy ban Dân tộc ban hành các văn bản, xây dựng kế
hoạch hành động của Ủy ban Dân tộc; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo
dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch hành động thực hiện của từng Bộ; tổ chức triển
khai thí điểm tại 3 tỉnh Cao Bằng, Trà Vinh và Kon Tum. Đến nay đã có 02 Bộ (Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế) và 20 tỉnh
gửi kế hoạch triển khai thực hiện quyết định 1557/QĐ-TTg.
Hiện nay Ủy ban Dân tộc đang phối hợp
với các Bộ ngành và địa phương xây dựng dự thảo Khung giám
theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg. Dự kiến hoàn
thiện, ban hành Khung theo dõi, giám sát và đánh giá trong tháng 10/2016.
12. Phương án sắp
xếp, ổn định dân cư cho người di cư tự do từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trở về nước (Quyết định số 162/QĐ-TTg,
ngày 25/01/2016):
Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với
các Bộ ngành và 10 tỉnh có đường biên giới với nước Cộng hòa DCND Lào tổ
chức khảo sát tình hình thực tế tại tỉnh Điện
Biên và Quảng Trị; phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
xác định số liệu người di cư tự do sang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đến
nay đã triển khai hoàn thành việc xin ý kiến của các Bộ ngành và địa phương góp
ý dự thảo Thông tư và dự kiến ban hành trong tháng 10/2016.
13. Nghị quyết của
Chính phủ về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016):
Ngay sau khi Nghị quyết được ban
hành, Ủy ban Dân tộc đã nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn các Bộ ngành, địa
phương xây dựng chương trình hành động, kế hoạch để triển
khai thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả về Ủy ban Dân tộc
để theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ
được giao, Ủy ban Dân tộc đang lập kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời
tham mưu xây dựng các chính sách dân tộc để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của
Nghị quyết.
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Thuận lợi:
Công tác dân tộc tiếp tục nhận được sự
quan tâm sâu sắc của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Cơ quan công tác dân
tộc từ trung ương đến địa phương có nhiều nỗ lực cố gắng trong triển khai nhiệm,
vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Ủy ban Dân tộc đã
bám sát và tập trung chỉ đạo kịp thời sát sao các nhiệm vụ trọng tâm đã được
xác định và các nhiệm vụ mới phát sinh; đổi mới phương thức
chỉ đạo, điều hành, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, theo dõi thực hiện nhiệm vụ,
nhất là tiến độ xây dựng các đề án, chính sách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; Các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực trong công tác tham mưu xây dựng
và thực hiện các chính sách dân tộc. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn
chung đời sống của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện và nâng lên, đồng bào
các dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
2. Một số khó khăn, hạn chế và
nguyên nhân:
Tiến độ xây dựng một số đề án còn chậm
phải điều chỉnh thời gian trình, thời điểm trình một số đề án không khớp với thời
điểm xây dựng kế hoạch nên khó khăn cho việc đề xuất kinh phí thực hiện năm
2017. Việc tham mưu, đề xuất các chính sách cho giai đoạn mới chưa có nhiều giải
pháp mang tính đột phá. Theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách có lúc chưa kịp
thời
Nguồn lực bố trí thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án còn thấp so với kế hoạch, nhu cầu vốn, tính đến nay tổng
vốn cấp thực hiện chính sách là 7.557 tỷ đồng/tổng nhu cầu 14.615 tỷ đồng, bằng
51,7%. Vì vậy, nhiều chính sách đã hết hiệu lực nhưng khả năng không hoàn thành
mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, vốn cấp không đồng bộ giữa vốn đầu tư phát triển và vốn vay. Định mức thực hiện của một số chính sách
không phù hợp với giá cả thực tế hiện nay, thấp hơn so với định mức hỗ trợ cùng
nội dung của các chính sách khác đang triển khai trên địa bàn, gây khó khăn
trong lồng ghép, thực hiện. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân tộc tại
các địa phương nhìn chung còn chậm, khối lượng hoàn thành và tỷ lệ giải ngân thấp,
Tình hình vùng DT&MN vẫn còn nhiều
khó khăn thách thức: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn cao. Hậu quả
do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn còn nặng nề. Tình trạng buôn bán trái phép
ma túy, tái trồng cây thuốc phiện, nghiện hút, nhiễm HIV,
hôn nhân cận huyết thống, tai nạn giao thông, di cư tự do, lừa gạt, buôn bán phụ
nữ và trẻ em, lao động trái phép qua biên giới làm ăn...diễn
biến phức tạp.
Nguyên nhân chủ yếu là do vùng dân tộc
và miền núi chịu tác động bởi biến đổi khí hậu ngày càng
phức tạp, khả năng thích ứng của đồng bào với xu thế phát
triển, hội nhập của đất nước còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực thấp; các thể
lực thù địch vẫn còn tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, về
chính sách, mục tiêu đặt ra lớn nhưng thời gian thực hiện ngắn và nguồn lực
không đảm bảo nên một số chính sách đạt hiệu quả thấp; phối kết hợp giữa các bộ
ngành trong hướng dẫn triển khai chưa chặt chẽ, công tác chỉ đạo thực hiện các
chính sách dân tộc ở nhiều địa phương còn hạn chế, bất cập.
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2017
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai
thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 21/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách Nhà nước năm 2017;
2. Tập trung triển khai thực hiện tốt
các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là 02 chương trình mục
tiêu quốc gia và các chính sách đặc thù giải quyết những vấn đề bức xúc của đồng
bào dân tộc thiểu số; ưu tiên thực hiện ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn. Tiếp tục tham mưu ban hành các chính sách dân tộc nhằm
giải quyết kịp thời những khó khăn ở vùng dân tộc và miền núi và đồng bào dân tộc
thiểu số;
3. Bố trí đảm bảo nguồn lực để thực
hiện các chính sách dân tộc, nhất là nguồn lực từ ngân sách nhà nước; Đẩy mạnh
hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư, tăng cường vận động, tranh thủ nguồn lực của
các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số;
4. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống
cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; tham mưu thực hiện bố trí
cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cơ quan trong hệ thống chính trị với tỷ lệ
hợp lý nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công
tác dân tộc;
5. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ và bảo vệ môi trường ở vùng dân tộc và miền núi, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tập trung triển
khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ
cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu và hoàn thành các đề tài cấp Quốc gia và các đề tài khoa học cấp bộ, ưu tiên các đề tài khoa
học có tính ứng dụng thực tiễn cao.
6. Tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, tuyên truyền chủ trương phát triển kinh
tế, văn hóa - xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo để đồng bào hiểu
rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng
chính sách dân tộc, tôn giáo, xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc.
7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra nhằm kịp thời phát hiện, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục những bất hợp lý, yếu kém, chấn chỉnh những
sai phạm trong thực hiện các chính sách dân tộc. Làm tốt công tác tiếp công dân
xử lý đơn thư và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo;
không để kẻ xấu lợi dụng làm phức tạp tình hình. Chú trọng thực hiện có hiệu quả
các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi tham nhũng.
8. Đổi mới công tác tham mưu xây dựng
và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc. Chủ động bám sát cơ sở, nắm chắc
tình hình thực tiễn kịp thời phát hiện, tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ những vấn đề về cơ chế, chính sách và các mặt đời sống xã hội, không để xảy ra những điểm “nóng”, các yếu tố bất ngờ, bất ổn định
vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đảm bảo quốc phòng an
ninh và trật tự an toàn xã hội;
9. Cơ quan làm công tác dân tộc các cấp
tiếp tục triển khai hiệu quả thực hiện Nghị định 05/2011 của Chính phủ về công
tác Dân tộc; Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; tăng cường hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đây là nhiệm vụ trọng tâm, dài hạn và
mang tính toàn diện.
V. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH
VỐN THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC NĂM 2017 (Đối
với các chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý)
Tổng nhu cầu vốn bố trí từ ngân sách Trung ương để thực hiện 10 chính sách 6.332 tỷ đồng (Có phụ lục
chi tiết kèm theo).
Ủy ban Dân tộc xin trân trọng báo cáo
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội./.
Nơi nhận:
- Hội đồng Dân tộc
của Quốc hội (b/c);
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm
UBDT (b/c):
- Các Thứ trưởng,
PCN;
- Cổng TTĐT
UBDT;
- Lưu: VT, CSDT (3b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Lê Sơn Hải
|
PHỤ LỤC SỐ 02
KẾ HOẠCH VỐN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH CỦA ỦY
BAN DÂN TỘC NĂM 2017
(Kèm theo Báo cáo số: 127/BC-UBDT ngày
30 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
Đơn vị:
tỷ đồng
STT
|
Tên
chương trình, chính sách
|
Dự
kiến kế hoạch vốn năm 2017
|
Ghi
chú
|
Vốn
ĐTPT
|
Vốn
Sự nghiệp
|
Vốn
vay
|
Tổng
số
|
1
|
Chương trình 135
|
2,849.00
|
1,185.00
|
|
4,034.00
|
+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất:
826,100 tỷ đồng (TW: 813,050 tỷ đồng; ĐP: 13,050 tỷ đồng)
+ Duy tu, bảo dưỡng: 179.510 triệu
đồng (TW: 176.663 triệu đồng; ĐP: 2.848 triệu đồng)
+ Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng
đồng và cán bộ cơ sở: 179,580 tỷ đồng (TW: 176,715 tỷ đồng; ĐP: 2,865 tỷ đồng)
|
2
|
Đề án chính sách đặc thù hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2016-2020
|
900.00
|
100.00
|
|
1,000.00
|
UBDT
đã trình đề án, chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến phê duyệt trong
tháng 10/2016)
|
3
|
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính
sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn
|
|
559.00
|
|
559.00
|
|
4
|
Quyết định 1672/QĐ-TTg về Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ
Lao”
|
80.00
|
27.28
|
|
107.28
|
|
5
|
Đề án Hỗ trợ
phát triển kinh tế, xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 -
2025
|
254.00
|
85.00
|
|
339.00
|
UBDT
đã trình đề án, chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến phê duyệt trong
tháng 10/2016)
|
6
|
Chính sách cấp báo, tạp chí cho
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020
|
|
100.00
|
|
100.00
|
Đã
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2016
|
7
|
Đề án đẩy mạnh
công tác tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016
- 2020
|
|
80.00
|
|
80.00
|
Đã
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/2016
|
8
|
Chính sách sắp xếp, ổn định dân cư
cho người di cư tự do từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào trở về nước
|
90.00
|
10.00
|
|
100.00
|
Quyết
định 162/QĐ-TTg
|
9
|
Đề án Tăng cường
vai trò của người có uy tín đối với công tác dân tộc trong vùng dân tộc thiểu
số
|
|
1.53
|
|
1.53
|
UBDT
đã trình đề án, chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vốn
do UBDT thực hiện
|
10
|
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg
về Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số:
|
|
12.00
|
|
12.00
|
Giao
UBDT 05 tỷ đồng; giao địa phương 07 tỷ đồng
|
|
Tổng
số
|
4,173.00
|
2,159.81
|
-
|
6,332.81
|
|
1 Tính chung 9 tháng đầu năm, thiên tai xảy ra làm 70 người chết, 77 người
mất tích và 147 người bị thương; hơn 41,5 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và
tốc mái; 50,1 nghìn ha hoa màu và 1,5 nghìn
ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị
hư hỏng; 17 nghìn con gia súc, 11,5 nghìn gia cầm và gần 730 tấn thủy sản các
loại bị chết.
2 Toàn vùng Tây Bắc bị thiệt hại do thiên tai: Có 07 người chết và 32 người
bị thương; 74 nhà bị sập hoàn toàn và 13.003
nhà bị hư hại; 86 điểm trường, nhà văn hóa và trụ sở cơ
quan bị hư hại; có 8.582,1 ha lúa và 12.749,89 ha hoa màu bị thiệt hại; có
12.812 con trâu bò bị chết.
3 Vùng Tây Nguyên: Một số địa bàn của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk,
Đăk Nông và Lâm Đồng đã xảy ra nhiều trận mưa to, lốc xoáy và kèm theo sấm sét
đã làm 06 người chết và 19 người bị thương, trên 67 ngôi
nhà bị sập và trên 1.000 ngôi nhà bị tốc mái. Về hạn hán đã có 14.968 ha lúa (7.391 ha mất trắng
và thiệt hại trên 70%); cà phê: 75.194 (7.339 ha mất trắng và thiệt hại trên
70%); hồ tiêu: 5.374 ha (294 ha mất trắng và thiệt hại trên 70%); có 12.582 ha
diện tích cây hoa màu và cây trồng khác (trong đó 637 ha mất trắng và thiệt hại trên 70%) và có trên 50.000 hộ
gia đình thiếu nước sinh hoạt.
4 Vùng đồng bằng sông Cửu
Long đã có trên 8.482 hộ DTTS bị thiệt hại do hạn hán và xâm nhập
mặn với diện tích 10.216,4 ha lúa, mía và rau màu, trong đó 2.974 ha bị thiệt hại
từ 70% đến mất trắng; thiệt hại trung bình từ 20-25 triệu đồng/ha. Ngoài cây
lúa, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, rau
màu, cây công nghiệp ngắn ngày cũng bị thiệt hại lớn, nhiều hộ đồng bào DTTS
không đủ vốn để tái sản xuất.
5 Thủ tướng Chính phủ xuất cấp lương thực từ nguồn dự
trữ quốc gia cho các địa phương để hỗ trợ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 và cấp gạo hỗ trợ cứu đói cho nhân dân
trong thời gian giáp hạt và ảnh hưởng của hạn hán, thiên
tai (Cao Bằng: 1.038,535 tấn; Quảng Bình: 999,885 tấn; Quảng Ngãi: 1.200 tấn; Yên Bái: 450 tấn; Bình Định: 1.300 tấn; Phú
Yên: 290,925 tấn; Đắk Lắk: 1.000 tấn; Gia Lai: 1.092,05 tấn; Đắk Nông 600 tấn; Thanh Hóa: 934,155 tấn; Quảng Nam: 1.828,125 tấn; Kon Tum: 959,5 tấn; Ninh Thuận: 2.092,215 tấn;
Lào Cai: 755,31 tấn; Quảng Trị: 859 tấn; Tuyên Quang: 269,235 tấn; Nghệ An:
3.617,31 tấn...)
6 Tỉnh Đăk Lăk lũy kế trên 5.000 ca, (có 01 người tử vong); Lâm
Đồng gần 900 ca (01 người tử vong); Gia Lai trên 6.000 ca
(01 người tử vong); Kon Tum trên 2.000 ca (02 người tử vong); Đăk Nông gần
1.700 ca.
7 Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016, có 1.863 ha diện tích rừng bị cháy, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Toàn vùng
Tây Nguyên xảy ra 2.251 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, 46 vụ cháy rừng và
391 vụ cháy rừng, 513 vụ chặt phá 252 ha rừng. Điện Biên 35 vụ, 493 ha; Lào Cai
14 vụ, 35 ha; Sơn La 19 vụ, 484 ha ...
8 Tỉnh Cao Bằng: 11 hộ/52 khẩu đến các tỉnh Bắc Kạn, Gia Lai. Tỉnh Yên
Bái 02 hộ/09 khẩu đến Lâm Đồng. Sơn La 13 hộ/37 khẩu sang CHDCND Lào và nội tỉnh; hồi cư 17 hộ/51; đã vận động được 41 hộ/262 khẩu không di cư, ổn định cuộc sống tại chỗ. Tỉnh Điện Biên di
cư đi 21 hộ/101 khẩu, đến CHDCND Lào (05 hộ/25 khẩu) và các tỉnh Đắc Lắk, Đắc Nông, nội tỉnh;
di cư đến: 53 hộ/254 khẩu. Tỉnh Lào Cai: 11 hộ/55 khẩu,
trong đó sang Trung Quốc (01 hộ/5 khẩu) còn lại là đến Đăk
lăk, và Lai Châu; hồi cư có 6 hộ/36 khẩu. Tỉnh Lạng Sơn có 05 hộ/20 khẩu dân tộc Mông, Dao đến
các tỉnh Tây Nguyên và 01 hộ/05 khẩu di cư đến Tỉnh Hà Giang: Di cư đi 15 hộ/69 khẩu vào tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Hồi cư 09 hộ/39 khẩu từ tỉnh
Đăk Nông trở về.
9 Tranh chấp đất đai của đồng bào Ê đê tại Buôn Nao
A, Tp Buôn Ma Thuột, ĐăkLăk với Nông trường Cao su; khiếu
nại đòi lại đất trồng cao su 15 ha của hộ đồng bào Ê
đê tại xã Ea Kpam, Cư M’gar, ĐắkLắk với Nông
trường; khiếu kiện giữa các hộ dân với nhau và giữa doanh nghiệp với hộ dân, do
chưa giải quyết dứt điểm việc bồi thường đất đối với 82 hộ đồng bào dân tộc thiểu
số (tại 02 xã Tân Nghĩa và Tân Thượng), diện tích 300 ha, thu hồi đất để làm thủy điện Đồng Nai 3, tỉnh Lâm Đồng,...
10 Trong 6 tháng đầu năm chính quyền và các cơ quan
chức năng đã phát hiện và triệt phá 140.939 m2
diện tích tái trồng cây thuốc phiện: Điện Biên 1,4 ha; Sơn La 770 m2,
Yên Bái 86m2, Lạng Sơn 83 m2.