Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Báo cáo 124/BC-UBND năm 2015 về tổng kết, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

Số hiệu 124/BC-UBND
Ngày ban hành 25/12/2015
Ngày có hiệu lực 25/12/2015
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Ngô Văn Tuấn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 124/BC-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thực hiện văn bản số 3672/BTTTT-KHTC ngày 10/11/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, về việc báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia đưa thông tin về cơ sở; UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin vcơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

I. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

Thực hiện Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở min núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ s giai đoạn 2011- 2015 và Kế hoạch trin khai hàng năm. Sau 05 năm thực hiện Chương trình MTQG đưa thông tin về sở, kết quả đạt được như sau:

1. Dự án 1: Tăng cường cán bộ Thông tin và Truyền thông cơ sở

1.1. Mục tiêu: Tăng cường đội ngcán bộ quản , nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thông tin cơ skhu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; tchức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thông tin tuyên truyền và phát ngôn cho 100% cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông ở các huyện, các xã miền núi, biên giới, hải đảo thuộc 22 huyện được thụ hưởng Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở.

1.2. Kết quả tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở.

Thực hiện các văn bản và tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác đào tạo cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Thanh Hóa đã tchức 15 lớp cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông, trong đó:

- Trên cơ sở chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các sở, ban ngành, các đơn vị liên quan biên soạn lại nội dung giáo trình cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, bám sát theo định hướng công tác tuyên truyền hằng năm của tỉnh cũng như giai đoạn đgiảng dạy cho các học viên.

- Tchức đào tạo 14 lớp cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cấp xã với 629 lượt học viên thuộc đối tượng là Phó Chủ tịch UBND xã, Công chức VH-XH, cán bộ Truyền thanh xã cho các xã bãi ngang, xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc, miền núi và xã miền núi vùng cao thuộc 22 huyện thị thuộc đối tượng của Chương trình.

- Tổ chức đào tạo 01 lớp cho 50 cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện về “Định hướng về công tác thông tin tuyên truyền và quản lý thông tin trong tình hình mới”.

1.3. Đánh giá kết quả đạt được của các lớp đào tạo.

Các chương trình đào tạo đã bám sát khung đào tạo bồi dưỡng của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Qua các khóa đào tạo giúp cán bộ thông tin và truyền thông có một cách nhìn tổng thvề hệ thống thông tin cơ sở; tầm quan trọng của hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở đối với công tác thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; những định hướng của công tác thông tin và truyền thông cơ sở trong thời gian tới; nắm được cơ bản về nghiệp vụ khai thác, vận hành các trang thiết bị truyền thanh, các phương tiện tác nghiệp; công tác biên tập viết các tin bài và lưu trữ các tin bài. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành mục tiêu của Chương trình đề ra, đảm bảo 100% cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở tại các xã thuộc đối tượng của Chương trình được đào tạo, bồi dưỡng.

2. Dự án 2: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

2.1. Mục tiêu: Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống thông tin và truyền thông quốc gia đến tận cơ sở cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm việc đầu tư xóa trắng 100% các xã chưa được đầu tư hệ thống Đài truyền thanh cơ sở và nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh, truyền hình khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, đảm bảo điều kiện để nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được hưởng thụ các dịch vụ nghe - xem; đảm bảo duy trì, khai thác, vận hành các đài truyền thanh xã đặc biệt là các vùng khó khăn vùng sâu, vùng xa thuộc phạm vi của Chương trình.

2.2. Kết quthực hiện trong giai đoạn 2011-2015.

a) Số lượng Đài truyền thanh xã được đầu tư thiết lập mới, nâng cp.

- Trong giai đoạn 2011-2015, số lượng lượng Đài truyền thanh xã được đầu tư thiết lập mới từ Chương trình là 60 đài.

- Số lượng lượng đài truyền thanh xã được nâng cấp, bsung thiết bị: 15 đài.

b) Số lượng Đài PTTH cấp huyện, trạm phát lại truyền hình được đầu tư thiết lập mới, nâng cấp

- Số lượng Đài PTTH cấp huyện, trạm phát lại Truyền hình được đầu tư thiết lập mới: Không.

- Số lượng Đài PTTH cấp huyện, trạm phát lại truyền hình được nâng cấp bổ sung thiết bị: 03 Đài truyền thanh cấp huyện được đầu tư thay thế, nâng cấp 02 hệ thống phát thanh và 04 hệ thống phát hình.

c) Số lượng đơn vị được htrợ, trang bị bộ phương tiện tác nghiệp thông tin và truyền thông cơ sở:

Năm 2013, tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận tiếp dự án từ Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ 01 hệ thống thiết bị âm thanh ánh sáng phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền cho huyện Ngọc Lặc.

d) Số lượng trạm truyền thanh thôn bản được thiết lập: Không

đ) Số lượng bộ thiết bị nghe-xem và thiết phù trợ trang bị cho điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng và đồn trạm Biên phòng.

Năm 2012, tỉnh Thanh Hóa được tiếp nhận dự án do Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ trang bị thiết lập mới 11 hệ thống nghe - xem (bao gồm đầu thu tín hiệu truyền hình vệ tinh, Tivi 42’...) tại điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng (Nhà văn hóa thôn/bản) của 11 xã thuộc 4 huyện thuộc đối tượng của chương trình.

[...]