Báo cáo 11/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2012; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 11/BC-UBND
Ngày ban hành 05/01/2013
Ngày có hiệu lực 05/01/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hoàng Quân
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2013

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THU CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ NĂM 2012; PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH NĂM 2013

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THU CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ NĂM 2012

Năm 2012, do bị tác động và ảnh hưởng xấu của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, kinh tế thành phố tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách, có mặt còn gay gắt hơn năm 2011, sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ... đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống nhân dân và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2012.

Quán triệt Kết luận số 10-KL/TW của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 01/NQ-CP; Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Thành ủy, Nghị quyết số 33/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã chủ động ban hành các kế hoạch chỉ đạo, các ngành, các cấp đã ra sức nỗ lực thực hiện, vượt qua mọi khó khăn, phn đu hoàn thành các các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Kết quả cụ thể đạt được như sau:

A. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU

I. Kinh tế thành phố nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả năm đạt 591.863 tỷ đồng, tăng 9,2% (cùng kỳ tăng 10,3%); trong đó khu vực dịch vụ tăng 10% (cùng kỳ tăng 10,5%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,3% (cùng kỳ tăng 10,2%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1% (cùng kỳ tăng 6%). Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với năm 2011, nhưng trong bối cảnh bị ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng 9,2% là kết quả tích cực, kinh tế thành phố tăng 1,83 lần so với cả nước (GDP cả nước 5,03%).

1. Dịch vụ

1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm đạt 539.741 tỷ đồng, tăng 17,3% (cùng kỳ tăng 23,5%). Trong đó, doanh thu thương nghiệp đạt 440.936 tỷ đồng, tăng 17,4% (cùng kỳ tăng 23,5%), chiếm khoảng 81,3% doanh thu thương mại - dịch vụ. Nếu loại trừ yếu tbiến động giá, lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ tăng 8,5% (cùng kỳ tăng 7,2%).

Thành phố đã tăng cường công tác quản lý thị trường và quản lý giá cả; chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2012 tăng 0,17% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng, duy nhất nhóm "giao thông" có mức giá giảm 0,75%, 9 nhóm có mức giá tăng nhưng mức tăng không đáng kể; trong đó có 4 nhóm có mức tăng cao hơn mức tăng chung: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,25%, may mặc mũ nón giày dép tăng 0,96% (là nhóm có mức tăng cao nhất do nhu cầu tiêu dùng lễ tết), hàng hóa và dịch vụ khác tăng; 0,46%.

So với tháng 12/2011, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 4,07% (cả nước tăng 6,81%), đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây; chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát.

1.2. Về xuất, nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 29.963 triệu USD, tăng 6,3% (cùng kỳ tăng 19,1%). Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu tăng thấp và giảm so với cùng kỳ là do tình hình kinh tế thế giới chưa phục hồi, khủng hoảng nợ công tại các nước EU, các nước thắt chặt chi tiêu dẫn đến nhu cầu mua sắm tiêu thụ tại các thị trường này giảm sút. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành may mặc, da giày gặp khó khăn về đơn hàng xuất khẩu. Ngoài ra, xuất khẩu còn phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giảm và tăng chậm hơn so với cùng kỳ như: gạo; dầu thô; thủy sản; may mặc; giày dép.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 26.135,8 triệu USD, giảm 4,6% (cùng tăng 25,4%). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: sữa và sản phẩm sữa; chất dẻo; nguyên phụ liệu may; phụ liệu giày dép; nhiên liệu; dầu mỡ động thực vật; tân dược; sắt thép... Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu thấp đã góp phần cân đối ngoại tệ nhưng mặt khác cho thấy nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho đầu tư và sản xuất đang có xu hướng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến phục hồi kinh tế.

1.3. Về hoạt động tín dụng trên địa bàn thành phố

Vốn huy động qua hệ thống ngân hàng thương mại cả năm đạt 973.900 tỷ đồng, tăng 9% so cuối năm 2011; trong đó, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 20%, giảm 6,7% so cuối năm 2011; huy động vốn bằng VNĐ tăng 13,8% so cuối năm 2011. Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 821.300 tỷ đồng, tăng 7,5% so cuối năm 2011; trong đó, dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 74,9% tổng dư nợ, tăng 12% so cuối năm 2011; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ giảm 4,6% so cuối năm 2011. Hiện nay, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn chiếm khoảng 87% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 11/2012 là 6,22% trên tổng dư nợ.

Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, nhưng tín dụng năm 2012 vẫn tăng trưởng chậm, chủ yếu do hàng hóa tồn kho còn cao và thị trường bất động sản vẫn còn đình trệ chưa có khả năng phục hồi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính, tín dụng của ngân hàng.

Trong năm 2012, Ngân hàng Trung ương đã ban hành các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay1. Hu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố duy trì trần lãi suất huy động vốn bằng nội tệ ở mức 9%/năm trong năm 2012. Đến ngày 24/12/2012, trần lãi suất huy động nội tệ giảm còn 8%/năm, riêng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng sẽ được quyết định bởi yếu tố cung - cầu trên thị trường (khoảng 10-13%/năm); lãi suất cho vay tối đa bng nội tệ cho 4 lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, ngành công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 11 - 13%/năm. Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đều giảm mạnh so với đầu năm và tương đối ổn định.

1.4. Về tình hình thị trường ngoại tệ và vàng; thị trường chứng khoán

Thị trường ngoại hối đã được kiểm soát, tỷ giá tiếp tục được duy trì ổn định. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được duy trì ở mức 20.828 VND/USD kể từ đầu năm trong khi tỷ giá trong hệ thống ngân hàng thương mại cũng giao động ổn định trong biên độ 1%. Quan hệ cung - cầu ngoại tệ tiếp tục được duy trì ổn định; trật tự thị trường được giữ vững, giảm thiểu tâm lý nắm giữ, đầu cơ ngoại tệ; thành phố tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các giao dịch; trái quy định.

Lượng kiều hối trên địa bàn thành phố ước đạt 4 tỷ USD.

Tính đến ngày 15/12/2012, có 308 cổ phiếu, 42 trái phiếu và 6 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, với giá trị 324.965 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị giao dịch đạt 209.282 tỷ đồng. Đến ngày 24/12/2012, chỉ số VN Index đạt 400,16 điểm, tăng 50,16 điểm so với đầu năm (cùng kỳ đạt 356,21 điểm).

1.5. Ngành du lịch thành phố tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với tốc độ tăng trưởng ổn định, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch luôn được tăng cường, việc tổ chức các sự kiện ngày càng chú trọng vào chiều sâu với các hoạt động ấn tượng, thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và du khách như Đường hoa Nguyễn Huệ, hội Bánh tét, Ngày hội du lịch, Lễ hội trái cây Nam bộ, Hội chợ du lịch quốc tế ITE... đã trở thành một thương hiệu, nét riêng độc đáo của du lịch thành phố. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, nhà hàng và du lịch lữ hành đạt 74.800 tỷ đồng, tăng 21% (cùng kỳ tăng 19,5%). Khách quốc tế đến thành phố đạt 3,8 triệu lượt, tăng 8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,9%).

1.6. Tổng doanh thu vận tải năm 2012 đạt 47.182,2 tỷ đồng, tăng 30,8% (cùng kỳ tăng 29,3%). Trong đó: doanh thu vận tải hàng hóa đạt 31.581,3 tỷ đồng, tăng 28,2% (cùng kỳ tăng 28,6%); doanh thu vận tải hành khách đạt 15.600,8 tỷ đồng, tăng 36,6% (cùng kỳ tăng 30,8%). Lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 66,59 triệu tấn, tăng 7,2% (cùng kỳ tăng 1,6%). Có 599 triệu lượt hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, tăng 7,8% và đạt 101% so với kế hoạch (kế hoạch đề ra là 593 triệu lượt hành khách).

1.7. Bưu chính, viễn thông và dịch vụ internet: Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet cả năm đạt 37.235 tỷ đồng, tăng 6%. Tổng số thuê bao điện thoại toàn thành phố (không tính đến số thuê bao di động trả trước) tính đến hết năm 2012 đạt gần 2,635 triệu thuê bao, giảm khoảng 24%. Mật độ thuê bao (tính chung cả di động trả sau và cố định) tính trên tổng số 9,5 triệu dân của thành phố đạt 27,74 thuê bao/100 dân. Thuê bao Internet ADSL đạt 976.152 thuê bao, tăng 18%; tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet công cộng là 4.055 cơ sở, tăng 25%. Truy cập Internet gián tiếp qua các thuê bao vô tuyến cố định, di động CDMA, GSM, 3G đạt 2400.000 thuê bao, tăng 22%; truy cập Internet qua hệ thống cáp đồng truyền hình (CATV) có 121.138 thuê bao, tăng 9%; truy cập Internet qua hệ thống cáp quang đến tận nhà thuê bao (FTTH) có 38.193 thuê bao, tăng 7%.

[...]