Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

Số hiệu 39/2007/NĐ-CP
Ngày ban hành 16/03/2007
Ngày có hiệu lực 25/04/2007
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2007 

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI MỘT CÁCH ĐỘC LẬP THƯỜNG XUYÊN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Th­ương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Th­ương mại,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà n­ước đối với hoạt động của các đối tượng này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động th­ương mại).

2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động th­ương mại của cá nhân hoạt động th­ương mại.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Điều 4. Áp dụng pháp luật có liên quan

Hoạt động th­ương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về th­ương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan.

Chương 2:

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Điều 5. Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại

[...]