BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI – BỘ Y TẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2012
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
Căn cứ Điều 104 Bộ
luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Lao động năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày
20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật
Lao động về an toàn và vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 06/CP;
Căn cứ Nghị định số
186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày
09 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ;
Liên Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội – Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện
vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
như sau:
Điều 1. Đối tượng
và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thực
hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều
kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại ở các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở sử dụng
lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
công chức; viên chức; người lao động; học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề,
tập nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các cơ quan,
doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao
gồm cả người làm công tác cơ yếu; trừ người lao động làm việc trong các ngành,
nghề được hưởng chế độ ăn định lượng ban hành kèm theo Quyết định số
234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc
thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công
ty nhà nước và Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
234/2005/QĐ-TTg.
Điều 2. Điều kiện
được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ
bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc
danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường
lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn
vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn
lây nhiễm bệnh.
Việc xác định các yếu tố quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm
tra môi trường lao động theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06
tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe lao động
và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được
tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1: 10.000 đồng;
- Mức 2: 15.000 đồng;
- Mức 3: 20.000 đồng;
- Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng
hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Nguyên
tắc tổ chức bồi dưỡng
1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện
vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
2. Không được trả bằng tiền; không
được đưa vào đơn giá tiền lương.
Trường hợp do tổ chức lao động
không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm
việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật
cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký
nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động;
hàng năm tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương.
3. Người lao động làm việc trong
môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của
ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian
tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng.
Trong trường hợp phải làm thêm giờ,
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật
được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh
của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học
nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
Điều 4. Trách
nhiệm của người sử dụng lao động
1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ
thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện
lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố độc hại thì phải tổ chức bồi
dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe
cho người lao động.
2. Tổ chức đo môi trường lao động hằng
năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hằng năm của đơn vị đo, kiểm tra
môi trường lao động, đối chiếu với chỉ tiêu về môi trường lao động, áp dụng mức
bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định
tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với các nghề, công việc có điều
kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật
theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động
phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi
Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp
quản lý (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) tổng hợp và có ý kiến để Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét quyết định.
3. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư và quy định của cơ sở
mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.
4. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng
cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề
kháng của cơ thể ứng với các mức bồi dưỡng.
5. Tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện
vật bảo đảm cho người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng đầy đủ, đúng chế độ
theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Trách
nhiệm của các bộ, ngành và địa phương
1. Tổ chức hướng dẫn triển khai các
quy định của Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản
lý.
2. Tổng hợp các chức danh nghề,
công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các
đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định, gồm có:
a) Biểu tổng hợp các chức danh nghề,
công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kết quả đo môi trường lao động hằng
năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc của đơn vị đo, kiểm tra môi
trường lao động. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn
lây nhiễm bệnh như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì không phải
kèm theo kết quả đo môi trường lao động.
3. Tổ chức triển khai và kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa
bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.
Điều 6. Điều khoản
chuyển tiếp
Thỏa thuận bồi dưỡng bằng hiện vật
đối với các chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
thỏa thuận với cơ quan chủ quản theo quy định tại Thông tư liên tịch số
10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế được thực hiện như sau:
1. Từ ngày 15 tháng 7 năm 2012 đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2012, thực hiện theo mức bồi dưỡng quy định tại điểm a
Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, mức
bồi dưỡng bằng hiện vật được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của
Thông tư này.
Điều 7. Điều khoản
tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu
trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản
thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.
Điều 8. Điều khoản
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày 15 tháng 7 năm 2012.
2. Bãi bỏ các Thông tư liên tịch: số
10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện
vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục
II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của
Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế khi Thông tư này có hiệu
lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết./.
KT.
BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Lĩnh
|
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công
báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế (để b/c);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC Bộ LĐTBXH, PC Bộ Y tế.
|
PHỤ LỤC 1
BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT THEO ĐẶC ĐIỂM
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30 tháng 5 năm
2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế)
TT
|
Điều
kiện lao động
|
Chỉ
tiêu về môi trường lao động
|
Mức
bồi dưỡng
|
1
|
Loại
IV
(Nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
|
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
|
Mức
1
|
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây
nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.
|
Mức
1
|
Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
|
Mức
2
|
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với
các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.
|
Mức
2
|
2
|
Loại
V
(Nghề,
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
|
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
|
Mức
2
|
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây
nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.
|
Mức
2
|
Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;
|
Mức
3
|
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với
các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.
|
Mức
3
|
3
|
Loại
VI
(Nghề,
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
|
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
|
Mức
3
|
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn
lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.
|
Mức
3
|
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời có yếu tố đặc biệt độc hại,
nguy hiểm.
|
Mức
4
|
Có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm
đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật
gây bệnh.
|
Mức
4
|
PHỤ LỤC 2
MẪU TỔNG HỢP CÁC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ
BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30 tháng 5 năm
2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế)
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
TỔNG
HỢP CÁC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ
BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT NĂM ……..
TT
|
Chức
danh nghề, công việc
|
Các
yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép
|
Cơ
quan thực hiện đo và ngày, tháng, năm đo
|
Mức
bồi dưỡng được hưởng
|
Ghi
chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.......,
ngày……tháng…… năm……..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|