Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không có phù hiệu xe hợp đồng bị phạt bao nhiêu?

Hồ sơ cấp phù hiệu xe hợp đồng gồm những giấy tờ gì? Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không có phù hiệu xe hợp đồng bị phạt bao nhiêu? Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

Nội dung chính

    Hồ sơ cấp phù hiệu xe hợp đồng gồm những giấy tờ gì?

    Căn cứ khoản 4 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu:

    Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu

    ...

    4. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:

    a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

    b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    ...

    Phù hiệu xe hợp đồng làm một loại tem được Sở Giao thông vận tải cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;

    Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu xe hợp đồng gồm những giấy tờ sau:

    - Giấy đề nghị cấp phù hiệu

    - Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký.

    Lưu ý: Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau:

    - Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân;

    - Hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã;

    - Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không có phù hiệu xe hợp đồng bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không có phù hiệu xe hợp đồng bị phạt bao nhiêu?

    Căn cứ điểm d khoản 6; điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ:

    Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

    ...

    6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    ...

    d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    ..

    9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

    ...

    Căn cứ điểm h khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:

    Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

    ...

    9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    ...

    h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này.

    ...

    Theo đó, người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không có phù hiệu xe hợp đồng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

    Ngoài ra, chủ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không có phù hiệu xe hợp đồng giao phương tiện cho người khác điều khiển thì bị phạt như sau:

    - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân.

    - Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 44 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là:

    - Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông.

    - Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải thực hiện các quy định sau:

    + Yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt camera trên xe ô tô

    + Quy định về cung cấp dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô

    + Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải

    - Đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định về

    + Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe

    + Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

    + Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc.

    - Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.

    - Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định.

    - Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    482