Việc giải ngân vốn vay tạm ứng với lãi suất ưu đãi từ quỹ bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy trình nào?

Việc giải ngân vốn vay tạm ứng với lãi suất ưu đãi từ quỹ bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy trình nào, và có những điều kiện cụ thể nào mà người vay cần đáp ứng để được giải ngân?

Nội dung chính

    Việc giải ngân vốn vay tạm ứng với lãi suất ưu đãi từ quỹ bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy trình nào?

    Hoạt động giải ngân vốn vay tạm ứng với lãi suất ưu đãi từ quỹ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 15 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT hướng dẫn việc cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Cụ thể là:

    1. Việc giải ngân vốn vay được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường đã ký, phù hợp với tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Quỹ BVMTVN giấy đề nghị giải ngân vốn vay tạm ứng theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này cùng hồ sơ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này để giải ngân vốn vay tạm ứng.
    2. Chủ đầu tư được giải ngân vốn vay để tạm ứng trong các trường hợp sau:
    a) Dự án thực hiện đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) theo hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
    b) Mua sắm thiết bị, công nghệ (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước).
    3. Mức tạm ứng vốn vay tối đa quy định như sau:
    a) Đối với các hợp đồng thi công xây dựng công trình: 20% số tiền được vay vốn;
    b) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (EC); Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (EP); Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (PC); Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC); Hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% số tiền được vay vốn;
    c) Đối với mua sắm thiết bị: Mức vốn tạm ứng là số tiền mà Chủ đầu tư phải trả cho đơn vị cung ứng thiết bị, đơn vị vận chuyển thiết bị (nếu có) theo hợp đồng kinh tế, nhưng tối đa không quá 30% mức vốn vay.
    4. Hồ sơ giải ngân vốn vay tạm ứng đối với các dự án thực hiện đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) theo hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu
    a) 01 bản sao Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) 01 bản sao Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
    c) 01 bản sao Giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
    5. Hồ sơ giải ngân vốn vay tạm ứng đối với mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước)
    a) 01 bản sao Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và đơn vị cung ứng, gia công chế tạo thiết bị;
    b) 01 bản sao Văn bản phê duyệt hợp đồng theo quy định hiện hành (nếu có);
    c) 01 bản sao Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của Chủ đầu tư (nếu Chủ đầu tư thực hiện trực tiếp việc nhập khẩu);
    d) 01 bản sao Hợp đồng ủy thác nhập khẩu và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị nhập ủy thác (trường hợp ủy thác nhập khẩu);
    đ) 01 bản sao Giấy bảo lãnh tiền đặt cọc thiết bị do ngân hàng của đơn vị nhập khẩu phát hành (trường hợp vay vốn tạm ứng để đặt cọc tiền thiết bị).

    Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động giải ngân vốn vay tạm ứng với lãi suất ưu đãi từ quỹ bảo vệ môi trường.

    1