Trong hoạt động truyền máu, tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc. Trong hoạt động truyền máu, tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Trong hoạt động truyền máu, tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu được quy định như thế nào?

    Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu sử dụng trong hoạt động truyền máu được quy định tại Điều 30 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:

    1. Khối tiểu cầu gạn tách là khối tiểu cầu lấy trực tiếp từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động.
    2. Tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng
    Thực hiện kiểm tra chất lượng (với số lượng mẫu lấy ngẫu nhiên theo tỷ lệ 10% tổng số đơn vị được gạn tách) về các tiêu chuẩn sau:
    a) Thể tích mỗi đơn vị không dao động quá 15% thể tích ghi trên nhãn;
    b) Mỗi đơn vị khối tiểu cầu gạn tách (250 ml) có số lượng tiểu cầu tối thiểu 300×109; trong trường hợp khối tiểu cầu gạn tách có thể tích 120 ml đến dưới 250 ml có số lượng tiểu cầu tối thiểu 150×109;
    c) Nồng độ tiểu cầu phải thấp hơn 1,5×109/ml;
    d) Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4 và nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải âm tính vào cuối thời gian bảo quản.
    3. Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: theo khuyến nghị của nhà sản xuất túi lấy tiểu cầu, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày gạn tách tiểu cầu khi bảo quản ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC, kèm lắc liên tục.

    Trên đây là quy định về Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu sử dụng trong hoạt động truyền máu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT- BYT.

    11