Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định ra sao trong pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định ra sao trong pháp luật hiện hành?
Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Thủy lợi 2017, theo đó:
Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:
Hệ thống công trình thủy lợi tại vùng Đông Nam Bộ bao gồm:
Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Đã xây dựng được nhiều công trình lớn lợi dụng tổng hợp như: Trị An trên sông Đồng Nai, Thác Mơ trên Sông Bé, Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW, điện lượng 1550 Gwh/năm); đập Nha Trinh, Hồ Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông Mây…cùng các công trình có quy mô vừa khác có tổng công suất 1.188 MW, điện lượng trung bình 4,498 tỷ Kwh/năm. Công trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng 93.000 ha và chuyển sang sông Vàm Cỏ khoảng 10 m3/s. Ngoài ra còn nhiều công trình vừa và nhỏ khác tưới cho hàng chục ngàn hecta. Các hồ chứa đã điều tiết tăng lưu lượng kiệt ở hạ lưu, ranh giới mặn được đẩy lùi về hạ lưu: sông Đồng Nai khoảng 18-20 km; sông Vàm Cỏ Đông 8-10 km. Nước ngầm được khai thác chủ yếu cấp cho sinh hoạt, một số nơi được khai thác để tưới cho cây công nghiệp, chủ yếu là cà phê. Tổng lượng nước ngầm khai thác ước tính khoảng 750.000 m3/ngày, trong đó cấp cho sinh hoạt 700.000 m3/ngày (gồm các trạm bơm Hoóc Môn ở TP. Hồ Chí Minh 20.600 m3/ngày và Hòa An, Suối Vàng, Sông Dinh).