Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quản lý chất lượng xe mô tô, xe gắn máy là gì?
Nội dung chính
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quản lý chất lượng xe mô tô, xe gắn máy là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 45/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
- Cơ sở sản xuất có trách nhiệm sau:
+ Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và theo dõi thông tin về các khách hàng mua sản phẩm để có thể thông tin khi cần thiết;
+ Thiết lập hệ thống thu thập các thông tin về chất lượng sản phẩm, phân tích các lỗi kỹ thuật và lưu trữ các thông tin có liên quan;
+ Chủ động báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật. Trong quá trình Cơ quan QLCL điều tra phải hợp tác đầy đủ và cung cấp các thông tin cần thiết khi được yêu cầu;
+ Thông báo các thông tin cần thiết liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm cho các đại lý, trạm dịch vụ và khách hàng;
+ Thực hiện triệu hồi sản phẩm theo đúng yêu cầu của Thông tư này.
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu sản phẩm có quyền và trách nhiệm sau:
+ Thông báo về lỗi kỹ thuật xuất hiện khi sử dụng cho Cơ sở sản xuất và Cơ quan QLCL;
+ Hợp tác đầy đủ với Cơ quan QLCL trong quá trình điều tra và tạo điều kiện để Cơ sở sản xuất triệu hồi sản phẩm theo quy định.
- Cơ quan QLCL có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn thực hiện việc triệu hồi sản phẩm theo quy định tại Thông tư này;
+ Bắt buộc Cơ sở sản xuất thực hiện các quy định về triệu hồi sản phẩm;
+ Thông tin một cách chính xác, đầy đủ về các sản phẩm phải triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Thu hồi tạm thời hay vĩnh viễn Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm phải triệu hồi.