Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể giải quyết chiến tranh thương mại thế giới không?

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể giải quyết chiến tranh thương mại thế giới không? Địa vị của tổ chức thương mại thế giới (WTO) là gì?

Nội dung chính

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể giải quyết chiến tranh thương mại thế giới không?

    Chiến tranh thương mại thế giới là một hiện tượng kinh tế xảy ra khi các quốc gia áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch như tăng thuế nhập khẩu, áp đặt hạn ngạch, hoặc đưa ra các rào cản phi thuế quan để bảo vệ nền kinh tế trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Điều này thường dẫn đến sự trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng, gây ra vòng xoáy leo thang căng thẳng thương mại.

    Một ví dụ điển hình là cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp dụng hàng loạt biện pháp thuế quan đối với hàng hóa của nhau.

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Hiệp định Marrakesh thì tổ chức thương mại thế giới WTO là một khuôn khổ định chế chung để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các Thành viên của tổ chức về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả những Phụ lục của Hiệp định Marrakesh.

    Đồng thời, căn cứ Điều 3 Hiệp định Marrakesh thì tổ chức thương mại thế giới WTO có những chức năng như sau:

    (1) WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành, những mục tiêu khác của Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và cũng là một khuôn khổ cho việc thực thi, quản lý và điều hành các Hiệp định Thương mại Nhiều bên.

    (2) WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước Thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên trong những vấn đề được điều chỉnh theo các thoả thuận qui định trong các Phụ lục của Hiệp định này. WTO có thể là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các nước Thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên của họ và cũng là một cơ chế cho việc thực thi các kết quả của các cuộc đàm phán đó hay do Hội nghị Bộ trưởng quyết định.

    (3) WTO sẽ theo dõi Bản Diễn giải về những Qui tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp (dưới đâỵ được gọi là "Bản Diễn giải về Giải quyết Tranh chấp” hay “DSU”) trong Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh.

    (4) WTO sẽ theo dõi Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (dưới đâỵ được gọi là "TPRM”) tại Phụ lục 3 Hiệp định Marrakesh.

    (5) Nhằm đạt được sự nhất quán cao hơn trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu, WTO, khi cần thiết, phải hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển và các cơ quan trực thuộc của nó.

    Có thể thấy, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp (DSB), thúc đẩy đối thoại và giám sát thực thi các quy tắc thương mại.

    Tuy nhiên, WTO không thể chấm dứt hoàn toàn các cuộc chiến tranh thương mại vì tổ chức này thiếu quyền lực cưỡng chế mạnh mẽ và phụ thuộc vào ý chí chính trị của các quốc gia. Bên cạnh đó, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO cũng gặp hạn chế do sự đình trệ của Cơ quan phúc thẩm.

    Do đó, mặc dù WTO có thể giúp giảm căng thẳng và điều phối tranh chấp, nhưng việc chấm dứt chiến tranh thương mại phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí đàm phán của các bên liên quan.

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể giải quyết chiến tranh thương mại thế giới không?

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể giải quyết chiến tranh thương mại thế giới không? (Hình từ Internet)

    Địa vị của tổ chức thương mại thế giới (WTO) là gì?

    Căn cứ quy định tại Điều 8 Hiệp định Marrakesh thì tổ chức thương mại thế giới (WTO) có địa vị như sau:

    (1) WTO có tư cách pháp nhân và được mỗi nước Thành viên trao cho năng lực pháp lý đó khi cần thiết để thực thi các chức năng của mình.

    (2) WTO được mỗi nước Thành viên trao cho những đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm khi cần thiết để thực thi các chức năng của mình.

    (3) Nhân viên của WTO và đại diện của các Thành viên tương tự như vậy cũng được mỗi nước Thành viên trao cho những đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm khi cần thiết để thực thi độc lập các chức năng của họ trong khuôn khổ WTO.

    (4) Những đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm được mỗi nước Thành viên trao cho WTO, nhân viên của WTO và đại diện của mỗi Thành viên tương tự như những đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm qui định trong Công ước về những đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan chuyên môn, được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 21 tháng 11 năm 1947.

    (5) WTO có thể ký kết hợp đồng về trụ sở hoạt động chính.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Hữu Hòa
    18
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ