Tổ chức thiết kế xây dựng công trình cần có điều kiện gì?
Nội dung chính
Tổ chức thiết kế xây dựng công trình cần có điều kiện năng lực gì?
Căn cứ Điều 154 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình quy định như sau:
Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
1. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.
2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
Đồng thời, căn cứ khoản 28 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP bị thay thế bởi khoản 1 Điều 111 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình quy định như sau:
Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình
1. Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
a) Hạng I:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
b) Hạng II:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
c) Hạng III:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
...
Như vậy, tổ chức thiết kế xây dựng công trình cần cần đáp ứng đủ các điều kiện năng lực theo quy định trên.
Tổ chức thiết kế xây dựng công trình cần có điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hành vi không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì, khai thác, sử dụng công trình xây dựng quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì, khai thác, sử dụng công trình xây dựng
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành của nhà thầu;
b) Không tổ chức lập quy trình bảo trì công trình xây dựng hoặc không thực hiện bảo trì công trình theo đúng quy trình được duyệt;
c) Không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm theo quy định;
d) Không lập hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định;
đ) Không bàn giao, bàn giao chậm hoặc bàn giao không đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt cho chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình;
e) Không lập dự toán chi phí bảo trì trong kế hoạch bảo trì được duyệt theo quy định đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP.
...
Đòng thời căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt quy định như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, hành vi không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
Lưu ý: mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đói với hành vi không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm là 02 năm.