15:44 - 24/12/2024

Tỉnh, thành nào của nước ta có ba mặt giáp biển? Quy hoạch phát triển kinh tế biển như thế nào?

Tỉnh, thành nào của nước ta có ba mặt giáp biển? Quy hoạch phát triển kinh tế biển như thế nào? Căn cứ và nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển như thế nào?

Nội dung chính

    Tỉnh nào của nước ta có ba mặt giáp biển?

    Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó có 28 tỉnh thành phố giáp biển trải dài từ Bắc vào Nam; với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo.

    Theo đó, căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2023 tỉnh Cà Mau về điều kiện tư nhiên của tỉnh Cà Mau như sau:

    - Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 5.331,6 km2;

    - Dân số có 1.194.476 người (trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 2,81%). Với đặc điểm địa hình là tỉnh đồng bằng, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm và có nhiều sông rạch chằng chịt; ba mặt giáp biển (Vùng biển rộng trên 71.000 km2 và có chiều dài bờ biển 254 km), thường xuyên bị ảnh hưởng, tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

    - Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện; có 101 xã, phường, thị trấn.

    - Trong hiện tại và tương lai, Cà Mau có nhiều tiềm năng và lợi thế có thể phát huy, khai thác hiệu quả để đưa kinh tế - xã hội của tỉnh nhà phát triển.

    Như vậy, tỉnh duy nhất có ba mặt giáp biển của nước Việt Nam là tỉnh Cà Mau.

    Tỉnh, thành nào của nước ta có ba mặt giáp biển? Quy hoạch phát triển kinh tế biển như thế nào? (hình từ internet)

    Tỉnh, thành nào của nước ta có ba mặt giáp biển? Quy hoạch phát triển kinh tế biển như thế nào? (hình từ internet)

    Căn cứ và nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 44 Luật Biển Việt Nam 2012, quy hoạch phát triển kinh tế biển được quy định như sau:

    (1) Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

    - Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

    - Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển.

    - Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo.

    - Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương.

    - Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển.

    - Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

    (2) Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

    - Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển.

    - Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

    - Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển.

    - Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo.

    - Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.

    - Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.

    (3) Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định và xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển như sau:

    - Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển.

    - Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác.

    - Du lịch biển và kinh tế đảo.

    - Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản.

    - Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển.

    - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

    Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.

    - Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.

    - Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.

    Nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như thế nào?

    Theo khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc dưới đây:

    - Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.

    - Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

    - Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ.

    - Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực.

    - Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện.

    - Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

    - Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác.

    - Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp. Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.

    Như vậy, việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc như trên. 

    67