Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và chuyên môn cần đáp ứng để trở thành Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động là gì?
Nội dung chính
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và chuyên môn cần đáp ứng để trở thành Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động là gì?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH quy định về Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động cần đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo, chuyên môn như sau:
Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động - Mã số: V.09.03.01
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với phạm vi thực hiện kiểm định;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc chứng chỉ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có năng lực chủ trì tổ chức, triển khai các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm định;
b) Có năng lực tổ chức phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
d) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định;
đ) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
Như vậy, để trở thành Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động cần đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo, chuyên môn như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với phạm vi thực hiện kiểm định;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc chứng chỉ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
+ Có năng lực chủ trì tổ chức, triển khai các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm định;
+ Có năng lực tổ chức phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
+ Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
+ Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định;
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và chuyên môn cần đáp ứng để trở thành Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Hệ số lương của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động là bao nhiêu?
Theo Điều 9 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hệ số lương của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
b) Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
a) Trường hợp có trình độ tiến sĩ thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, mã số: V.09.03.02;
b) Trường hợp có trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, mã số: V.09.03.02;
c) Trường hợp có trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, mã số: V.09.03.03.
3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Thông tư này theo hướng dẫn tại khoản 2, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Theo đó, hệ số lương của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1: từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như sau:
+ Khách quan, thận trọng, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao;
+ Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp;
+ Tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của viên chức;
+ Các quy định khác của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.